Hình cầu - Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu

1. Hình cầu

Khi quay nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu.

  • Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo thành một mặt cầu.
  • Điểm O được gọi tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó.

Hình vẽ minh họa

Hình cầu - Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu

2. Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng

Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng ta được một đường tròn:

  • Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm (gọi là đường tròn lớn).
  • Đường tròn đó có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm.

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu

Chú ý: Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng ta được một hình tròn.

3. Diện tích mặt cầu – Thể tích của hình cầu

Cho hình cầu bán kính R, đường kính d

Hình vẽ minh họa

Hình cầu - Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu

Diện tích mặt cầu

S = 4πR^2 =πd^2

Thể tích hình cầu

V = \frac{4}{3}\pi .{r^3}

Ví dụ: Trái đất có bán kính 6400 km. Diện tích biển và đại dương chiếm \frac{3}{4} bề mặt trái đất. Hãy tính diện tích biển và đại dương của trái đất (làm tròn đến triệu km^2).

Hướng dẫn giải

Diện tích bề mặt trái đất là:

S = 4\pi {R^2} = 4\pi {.6400^2} \approx 514457600\left( {k{m^2}} \right)

Diện tích các biển và đại dương là

S' = 514457600.\frac{3}{4} \approx 386000000\left( {k{m^2}} \right).

Câu trắc nghiệm mã số: 32653
  • 444 lượt xem
Sắp xếp theo