Luyện tập Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Định nghĩa tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác

    Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là?

    Hướng dẫn:

    Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao của các đường phân giác các góc trong tam giác.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn khẳng định sai

    Cho hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm. Chọn khẳng định sai?

    Hướng dẫn:

    Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

    - Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

    - Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của các góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

    - Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tìm tâm của đường tròn đi qua bốn điểm

    Cho tam giác ABC cân tại A, I là tâm đường tròn nội tiếp, K là tâm đường tròn bàng tiếp trong góc A. Gọi O là trung điểm của IK. Tâm của đường tròn đi qua bốn điểm B, I, C, K là:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tìm tâm của đường tròn đi qua bốn điểm

    Gọi H là giao của BC và AI.

    Vì tam giác ABC nên I, K thuộc AH.

    Ta có: \left\{ \begin{gathered}  \widehat {HCI} = \frac{1}{2}\widehat {HCA} \hfill \\  \widehat {KCH} = \frac{1}{2}\widehat {xCH} \hfill \\ \end{gathered}  ight.

    \begin{matrix}   \Rightarrow \widehat {ICK} = \widehat {HCI} + \widehat {KCH} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {ICK} = \dfrac{1}{2}\widehat {HCA} + \dfrac{1}{2}\widehat {xCH} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {ICK} = \dfrac{1}{2}\left( {\widehat {HCA} + \widehat {xCH}} ight) = {90^0} \hfill \\ \end{matrix}

    Tương tự ta cũng có: \widehat {IBK} = {90^0}

    Xét hai tam giác vuông ICK và IBK ta có:

    OI = OK = OB = OC = \frac{{IK}}{2}

    => Bốn điểm B, I, C, K nằm trên đường tròn \left( {O;\frac{{IK}}{2}} ight)

    Vậy tâm của đường tròn đi qua bốn điểm B, I, C, K là điểm O.

  • Câu 4: Nhận biết
    Số đường tròn nội tiếp của tam giác

    Số đường tròn nội tiếp của tam giác là?

    Hướng dẫn:

    Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao của ba đường phân giác góc trong tam giác.

    => Mỗi tam giác chỉ có 1 đường tròn nội tiếp.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tâm đường tròn bàng tiếp tam giác

    Tâm đường tròn bàng tiếp tam giác là:

    Hướng dẫn:

    Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với phần kéo dài của hai cạnh còn lại gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác.

    => Tâm đường tròn bàng tiếp tam giác là giao của 1 đường phân giác góc trong và hai đường phân giác góc ngoài của tam giác.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

    “Cho hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm. Tia nối từ điểm đó tới tâm là tia phân giác của góc tạo bởi… Tia nối từ tâm tới điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi…”. Hai cụm từ thích hợp vào chỗ trống lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

    - Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

    - Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của các góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

    - Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính độ dài đoạn thẳng AB

    Cho hình vẽ, MA và MB là hai tiếp tuyến của đường tròn (O; 3cm), MA = 4cm.

    Tính độ dài đoạn thẳng AB

    Độ dài đoạn thẳng AB là:

    Hướng dẫn:

    Vì MA và MB là tiếp tuyến nên MA = MB

    => M thuộc trung trực của AB

    Mà OA = OB do cùng là bán kính nên O thuộc trung trực của AB

    => OM là trung trực của AB. Gọi H là giao điểm của MO và AB, ta có AH = BH

    Xét tam giác vuông AMO vuông tại A (do MA là tiếp tuyến) có AH là đường cao.

    \begin{matrix}   \Rightarrow \dfrac{1}{{A{H^2}}} = \dfrac{1}{{A{M^2}}} + \dfrac{1}{{A{O^2}}} \hfill \\   \Rightarrow AH = \sqrt {\dfrac{{A{M^2}.A{O^2}}}{{A{M^2} + A{O^2}}}}  \hfill \\   \Rightarrow AH = \sqrt {\dfrac{{{4^2}{{.3}^2}}}{{{4^2} + {3^2}}}}  = 2,4 \hfill \\   \Rightarrow AB = 2.AH = 2.2,4 = 4,8 \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính độ dài BD

    Hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) cắt nhau tại A. Biết OB = 3cm; OA = 5cm. Vẽ đường kính CD của (O). Tính BD.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tính độ dài BD

    Gọi H là giao của BC với AO.

    Xét (O) có hai tiếp tuyến tại B và C cắt nhau tại A => AB = AC (tính chất)

    Lại có OB = OC nên AO là đường trung trực của đoạn BC hay AO ⊥ BC tại H là trung điểm của BC

    Xét tam giác BCD có H là trung điểm BC và O là trung điểm DC 

    => HO là đường trung bình của tam giác BCD

    => BD = 2.OH

    Xét tam giác ABO vuông tại B có BH là đường cao.

    Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có: 

    \begin{matrix}  O{B^2} = OH.OA \hfill \\   \Rightarrow OH = \dfrac{{O{B^2}}}{{OA}} = \dfrac{9}{5} = 1,8\left( {cm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    => BD = 2. OH = 2. 1,8 = 3,6cm

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn khẳng định đúng

    Hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) cắt nhau tại I. Đường thẳng qua I và vuông góc với IA cắt OB tại K. Chọn khẳng định đúng.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Chọn khẳng định đúng

    Xét đường tròn (O) có IA , IB là hai tiếp tuyến cắt nhau tại I nên \widehat {AOI} = \widehat {KOI}

    Mà OA // KI (vì cùng vuông góc với AI) nên \widehat {IOA} = \widehat {KIO} (hai góc ở vị trí so le trong)

    Từ đó: \widehat {KOI} = \widehat {KIO} => Tam giác KOI cân tại K.

    => KI=KO

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tứ giác OCAD là hình gì

    Cho đường tròn (O), bán kính OA. Dây CD là đường trung trực của OA. Tứ giác OCAD là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tứ giác OCAD là hình gì

    Gọi H là giao điểm của OA và CD

    Vì CD là đường trung trực của OA nên CD ⊥ OA tại H và HA = HO

    Mà OH là một phần của đường kính, CD là dây cung nên H là trung điểm của CD.

    => HC = HD

    Vì tứ giác ACOD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là H và cũng vuông góc với nhau tại H => Tứ giác ACOD là hình thoi.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo