Sự xác định đường tròn - Tính chất đối xứng của đường tròn

1. Định nghĩa về đường tròn

Định nghĩa: Đường tròn tâm O bán kính R > 0 là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng R kí hiệu là (O; R) hay (O).

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Vị trí tương đối

  • Nếu A nằm trên đường tròn (O; R) thì OA = R.
  • Nếu A nằm trong đường tròn (O; R) thì OA < R.
  • Nếu A nằm ngoài đường tròn (O; R) thì OA > R.

Bổ sung kiến thức:

  • Đường tròn đi qua các điểm A_1, A_2, ..., A_n gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác A_1A_2...A_n.
  • Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác A_1A_2...A_n gọi là đường tròn nội tiếp đa giác đó.

2. Cách xác định đường tròn

  • Qua ba điểm không thẳng hàng ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.
  • Trong tam giác vuông: trung điểm cạnh huyền là tâm vòng tròn ngoại tiếp.
  • Trong tam giác đều: tâm vòng tròn ngoại tiếp là trọng tâm tam giác đó.
  • Trong tam giác thường:
    • Tâm vòng tròn ngoại tiếp là giao điểm của 3 đường trung trực của 3 cạnh tam giác đó.
    • Tâm vòng tròn nội tiếp là giao điểm 3 đường phân giác trong của tam giác đó.

Hình vẽ minh họa

 

Chú ý: Không vẽ được đường tròn nào đi qua 3 điểm thẳng hàng.

3. Tính chất đối xứng

Tâm đối xứng

Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Trục đối xứng

Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kỳ đường kính nào của đường tròn cũng là trục đối xứng của đường tròn.

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Ví dụ: Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. AB, BN, CP là các đường trung tuyến. Chứng minh 4 điểm B, P, N, C cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Vì tam giác ABC đều nên các trung tuyến đồng thời cũng là đường cao.

Suy ra AM, BN, CP lần lượt vuông góc với BC, AC, AB.

Từ đó ta có các tam giác BPC, BNC là tam giác vuông.

Với BC là cạnh huyền, suy ra MP = MN = MB = MC.

Hay: Các điểm B, P, N, C cùng thuộc đường tròn.

Đường kính BC = a, tâm đường tròn là trung điểm M của BC.

Ví dụ: Cho tứ giác ABCD có \widehat C + \widehat D = {90^0}. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BD, DC, CA. Chứng minh 4 điểm M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn. Tìm tâm đường tròn đó.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Kéo dài AD, CB cắt nhau tại điểm T thì tam giác TCD vuông tại T.

+ Do MN là đường trung bình của tam giác ABD nên NM // AD.

+ MQ là đường trung bình của tam giác ABC nên MQ // BC. Mặt khác AD ⊥ BC ⇒ MN ⊥ MQ.

Chứng minh tương tự ta cũng có: MN ⊥ NP, NP ⊥ PQ. Suy ra MNPQ là hình chữ nhật.

Hay các điểm M, N, P, Q thuộc một đường tròn có tâm là giao điểm O của hai đường chéo NQ, MP.

Câu trắc nghiệm mã số: 16634,16633,16563
  • 1.805 lượt xem
Sắp xếp theo