Luyện tập Ôn tập chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tìm các cặp số thỏa mãn phương trình

    Có bao nhiêu cặp (m,n)các số nguyên thỏa mãn phương trình m + n = mn

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  m + n = mn \hfill \\   \Leftrightarrow m = mn - n \hfill \\   \Leftrightarrow m = n\left( {m - 1} ight) \hfill \\   \Leftrightarrow n = \dfrac{m}{{m - 1}} = 1 + \dfrac{1}{{m - 1}};\left( {DK:m e 1} ight) \hfill \\  n \in \mathbb{Z} \Rightarrow \left( {m - 1} ight) \in U\left( 1 ight) = \left\{ { - 1;1} ight\} \hfill \\ \end{matrix}

    m-1-11
    m0(tm)2 (tm)

    Vậy có hai cặp số nguyên (m, n) thỏa mãn phương trình.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tìm m để phương trình có vô số nghiệm

    Với giá trị nào của m thì hệ phương trình \left\{ \begin{gathered}  mx + y = 2m \hfill \\  x + my = m + 1 \hfill \\ \end{gathered}  ight. có vô số nghiệm

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  mx + y = 2m \hfill \\  x + my = m + 1 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  y = 2m - mx \hfill \\  x + m\left( {2m - mx} ight) = m + 1 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  y = 2m - mx \hfill \\  x + 2{m^2} - {m^2}x = m + 1 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  y = 2m - mx \hfill \\  x\left( {{m^2} - 1} ight) = 2{m^2} - m - 1 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\ \end{matrix}

    Với {m^2} - 1 = 0 \Leftrightarrow {m^2} = 1 \Leftrightarrow m =  \pm 1

    Nếu m=1 ta được: 0x=0;\forall x => Hệ phương trình có vô số nghiệm.

    Nếu m=-1 ta được 0x=2(ktm) => Hệ phương trình vô nghiệm.

    Vậy m=1 thì hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính x.y

    Cho hệ phương trình \left\{ \begin{gathered}  4\sqrt x  - 3\sqrt y  = 4 \hfill \\  2\sqrt x  + \sqrt y  = 2 \hfill \\ \end{gathered}  ight.. Biết nghiệm của hệ phương trình (x; y). Tính x.y.

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xác định: x \geqslant 0;y \geqslant 0

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  4\sqrt x  - 3\sqrt y  = 4 \hfill \\  2\sqrt x  + \sqrt y  = 2 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  4\sqrt x  - 3\sqrt y  = 4 \hfill \\  4\sqrt x  + 2\sqrt y  = 4 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  5\sqrt y  = 0 \hfill \\  2\sqrt x  + \sqrt y  = 2 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  \sqrt y  = 0 \hfill \\  2\sqrt x  = 2 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  y = 0 \hfill \\  x = 1 \hfill \\ \end{gathered}  ight.\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất (x;y)=(1;0).

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm m để hệ có nghiệm duy nhất

    Tìm giá trị của m để hệ phương trình \left\{ \begin{gathered}  x + y = 2 \hfill \\  mx - y = m \hfill \\ \end{gathered}  ight. có nghiệm duy nhất.

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  x + y = 2 \hfill \\  mx - y = m \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow x + mx = 2 + m \hfill \\   \Rightarrow x\left( {m + 1} ight) = m + 2 \hfill \\ \end{matrix}

    Nếu m=-1 => 0.x=1(ktm)

    Nếu m e -1 => x = \frac{{m + 2}}{{m + 1}} = 1 + \frac{1}{{m + 1}}

    Để hệ phương trình đã cho có nghiệm nguyên duy nhất thì x nguyên.

    =>m+1=\pm 1=>m=0;m=-2

    Với m = 0 \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {x = 2} \\   {y = 0} \end{array}\left( {tm} ight)} ight.

    Với m =  - 2 \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {x = 0} \\   {y = 2} \end{array}\left( {tm} ight)} ight.

    Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất khi m = 0; m = −2.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm vận tốc của mỗi người

    Hai bạn A và B đi xe máy khởi hành từ 2 địa điểm cách nhau 150 km, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 2h. Tìm vận tốc của mỗi người biết nếu A tăng vận tốc thêm 5 km/h và B giảm vận tốc 5 km/h thì vận tốc của A gấp đôi vận tốc của B.

    Hướng dẫn:

    Gọi vận tốc của A và B lần lượt là x, y (km/h)

    Điều kiện: x,y>0

    Hai người đi ngược chiều và gặp nhau sau 2h nên ta có phương trình: 2x+2y=150(*)

    Nếu A tăng vận tốc thêm 5km/h và B giảm vận tốc 5km/h thì vận tốc của A gấp đôi vận tốc của B nên ta có phương trình:  x+5=2(y−5)(**)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  2x + 2y = 150 \hfill \\  x + 5 = 2\left( {y - 5} ight) \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x + y = 75 \hfill \\  x - 2y =  - 15 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x + y = 75 \hfill \\  3y = 90 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 45 \hfill \\  y = 30 \hfill \\ \end{gathered}  ight.\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy vận tốc của A và B lần lượt là 45km/h và 30km/h.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính vận tốc và thời gian của cano

    Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc và thời gian dự định. Nếu ca nô tăng vận tốc thêm 3 km/h thì thời gian rút ngắn được 2h. Nếu ca nô giảm vận tốc đi 3 km/h thì thời gian tăng 3h. Tính vận tốc và thời gian dự định của ca nô.

    Hướng dẫn:

    Gọi vận tốc dự định của ca nô là x (km/h)

    Điều kiện: x > 3

    Thời gian dự định đi từ A đến B là y (h)

    Điều kiện: y > 0

    Quãng đường AN là x.y(km)

    Nếu ca nô tăng vận tốc thêm 3 km/h thì thời gian rút ngắn được 2h nên ta có phương trình (x + 3) (y - 2) = xy (*)

    Nếu ca nô giảm vận tốc đi 3 km/h thì thời gian tăng 3h nên ta có phương trình

    (x - 3) (y + 3) = xy (**)

    Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

    \begin{matrix}  \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {\left( {x + 3} ight)\left( {y - 2} ight) = xy} \\   {\left( {x - 3} ight)\left( {y + 3} ight) = xy} \end{array}} ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  { - 2x + 3y = 6} \\   {3x - 3y = 9} \end{array}} ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {x = 15} \\   {y = 12} \end{array}\left( {tm} ight)} ight. \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy vận tốc dự định của ca nô và thời gian dự định đi từ A đến B lần lượt là 15 km/h và 12h.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính quãng đường AB

    Một xe máy đi từ A đến B trong thời gian đã định. Nếu đi với vận tốc 45 km/h sẽ tới B chậm nửa giờ. Nếu đi với vận tốc 60 km/h sẽ tới B sớm 45 phút. Tính quãng đường AB.

    Hướng dẫn:

    Đổi 45' = \frac{3}{4}h

    Gọi quãng đường AB là x(km), thời gian dự định là y (h)

    Điều kiện: x > 0;y > \frac{1}{2}

    Nếu đi với vận tốc 45 km/h sẽ tới B chậm nửa giờ nên ta có phương trình:

    x = 45\left( {y + \frac{1}{2}} ight)\left( * ight)

    Nếu đi với vận tốc 60 km/h sẽ tới B sớm 45 phút nên ta có phương trình:

    x = 60\left( {y - \frac{3}{4}} ight)\left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  x = 45.\left( {y + \dfrac{1}{2}} ight) \hfill \\  x = 60\left( {y - \dfrac{3}{4}} ight) \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x - 45y = \dfrac{{45}}{2} \hfill \\  x - 60y =  - 45 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 225 \hfill \\  y = 4,5 \hfill \\ \end{gathered}  ight.\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy quãng đường AB là 225km.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính số sản phẩm của tổ 2

    Tháng thứ nhất, 2 tổ sản xuất được 1200 sản phẩm. Tháng thứ hai, tổ I vượt mức 30% và tổ II bị giảm năng suất 22% so với tháng thứ nhất. Vì vậy 2 tổ đã sản xuất được 1300 sản phẩm. Hỏi tháng thứ hai, tổ 2 sản xuất được bao nhiêu sản phẩm.

    Hướng dẫn:

    Gọi số sản phẩm của tổ I sản xuất được trong tháng thứ nhất là x (sản phẩm).

    Số sản phẩm của tổ II sản xuất được trong tháng thứ nhất là y (sản phẩm). 

    Điều kiện: x,y∈\mathbb{N^*};x;y<1200

    Tháng thứ nhất, 2 tổ sản xuất được 900 sản phẩm nên ta có phương trình: x+y=1200(*)

    Tháng thứ 2 tổ I vượt mức 30% nên tổ I sản xuất được x + 30\% x (sản phầm) 

    Tổ II giảm mức đi 22% so với tháng thứ nhất nên tổ 2 sản xuất được y - 22\% y (sản phẩm)

    Ta lại có: 2 tổ đã sản xuất được 1300 sản phẩm nên ta có phương trình:

    \begin{matrix}  x + \dfrac{{30}}{{100}}x + y - \dfrac{{22}}{{100}}y = 1300 \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{130}}{{100}}x + \dfrac{{78}}{{100}}y = 1300\left( {**} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  x + y = 1200 \hfill \\  \dfrac{{130}}{{100}}x + \dfrac{{78}}{{100}}y = 1300 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  \dfrac{{78}}{{100}}x + \dfrac{{78}}{{100}}y = 936 \hfill \\  \frac{{130}}{{100}}x + \frac{{78}}{{100}}y = 1300 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  \dfrac{{52}}{{100}}x = 364 \hfill \\  x + y = 1200 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 700 \hfill \\  y = 500 \hfill \\ \end{gathered}  ight.\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy trong tháng thứ hai tổ II sản xuất được 500.78:100=390 (sản phẩm).

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính số học sinh của hai trường

    Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia một cuộc thi. Biết trường A có 75% học sinh đạt, trường 2 có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt. Số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số học sinh của trường A dự thi là x (học sinh), số học sinh của trường B dự thi là y (học sinh)

    Điều kiện: x,y∈\mathbb{N^∗},x,y<300

    Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia cuộc thi nên ta có phương trình: x+y=300(*)

    Trường A có 75% học sinh đạt, trường B có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt, ta có phương trình:  75\% x + 60\% y = 207\left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  x + y = 300 \hfill \\  75\% x + 60\% y = 207 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 300 - y \hfill \\  75\% \left( {300 - y} ight) + 60\% y = 207 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 300 - y \hfill \\  0,15y = 18 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 180 \hfill \\  y = 120 \hfill \\ \end{gathered}  ight.\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là: 180 và 120 học sinh.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng quặng

    Có 2 loại quặng chứa 75% sắt và 50% sắt. Tính khối lượng quặng chứa 75% sắt đem trộn với quặng chứa 50% sắt để được 25 tấn quặng chứa 66% sắt.

    Hướng dẫn:

    Gọi khối lượng quặng chứa 75% sắt đem trộn là x tấn,

    Gọi khối lượng quặng chứa 50% sắt đem trộn là y tấn.

    Điều kiện: x, y > 0

    Theo đề bài ta có:

    Tổng khối lượng quặng là 25 tấn => x + y = 25\left( * ight)

    Quặng chứa 75% sắt đem trộn với quặng chứa 50% sắt để được 25 tấn quặng chứa 66% sắt nên ta có phương trình: 75\% x + 50\% y = 25.66\% \left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  x + y = 25 \hfill \\  75\% x + 50\% y = 25.66\%  \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x + y = 25 \hfill \\  75x + 50y = 1650 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 25 - y \hfill \\  75\left( {25 - y} ight) + 50y = 1650 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 25 - y \hfill \\  25y = 225 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 16 \hfill \\  y = 9 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy khối lượng quặng chứa 75% sắt đem trộn là 16 tấn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo