Luyện tập Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm điểm thuộc đồ thị hàm số

    Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1:

    Hướng dẫn:

    Thay tọa độ điểm (0; 1) vào đồ thị hàm số ta được:

    2.0 + 1 = 1

    => Điểm (0; 1) thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1.

    Thay tọa độ điểm (0; -1) vào đồ thị hàm số ta được:

    2.0 + 1 = 1 ≠ -1

    => Điểm (0; -1) không thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1.

    Thay tọa độ điểm (1; 0) vào đồ thị hàm số ta được:

    2.1 + 1 = 3 ≠ 0

    => Điểm (1; 0) không thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1.

    Thay tọa độ điểm (-1; 2) vào đồ thị hàm số ta được:

    2.(-1) + 1 = -1 ≠ 2

    => Điểm (-1; 2) không thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm m

    Với giá trị nào của m thì điểm (1; 2) thuộc đường thẳng x – y = m?

    Hướng dẫn:

    Thay tọa độ x = 1; y = 2 vào đường thẳng đã cho ta được:

    1 - 2 = m

    => m = -1

    Vậy m = -1 thì điểm (1; 2) thuộc đường thẳng đã cho.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tìm m để hai đường thẳng vuông góc

    Cho đường thẳng y = (m + 5).x – 2. Đường thẳng này vuông góc với đường thẳng x – 2y = 3 khi:

    Hướng dẫn:

    Ta có: x-2y = 3 =  > \;y = \frac{x}{2} - 1,5

    Để hai đường thẳng vuông góc thì:

    \begin{matrix}  a.a' =  - 1 \hfill \\   \Leftrightarrow \left( {m + 5} ight).\dfrac{1}{2} =  - 1 \hfill \\   \Leftrightarrow m + 5 =  - 2 \hfill \\   \Leftrightarrow m =  - 7 \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy khi m = -7 thì hai đường thẳng y = (m + 5).x – 2 và x – 2y = 3 vuông góc với nhau.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tìm phương trình đường thẳng

    Điểm (−2; 3) thuộc đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau:

    Hướng dẫn:

    Thay tọa độ điểm (−2; 3) vào 3x – 2y = 3 ta được:

    3.(-2)-2.3=-12 e 3

    Vậy điểm (-2; 3) không thuộc 3x – 2y = 3.

    Thay tọa độ điểm (−2; 3) vào 3x – y = 0 ta được:

    3.\left( { - 2} ight) - 3 =  - 9 e 0

    Vậy điểm (-2; 3) không thuộc 3x – y = 0.

    Thay tọa độ điểm (−2; 3) vào 0x – 3y = 9 ta được:

    0.\left( { - 2} ight) - 3 =  - 3 e 9

    Vậy điểm (-2; 3) không thuộc 0x – 3y = 9.

    Thay tọa độ điểm (−2; 3) vào 0x + y = 3 ta được:

    0.\left( { - 2} ight) + 3 =   3

    Vậy điểm (-2; 3) thuộc 0x + y = 3.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm giá trị của m

    Đồ thị hàm số y = (3 - m)x + m + 3 đi qua gốc tọa độ khi:

    Hướng dẫn:

    Do đồ thị hàm số y = (3 - m)x + m + 3 đi qua gốc tọa độ O(0; 0)

    => x = 0; y = 0

    Thay x = 0; y = 0 vào hàm số ta được:

    \begin{matrix}  0 = \left( {3 - m} ight).0 + m + 3 \hfill \\   \Leftrightarrow m + 3 = 0 \hfill \\   \Leftrightarrow m =  - 3 \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy m=-3 thì đồ thị hàm số đã cho đi qua gốc tọa độ.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tìm giá trị của tham số m

    Cho 3 đường thẳng (d): y = (m + 2)x - 3m;(d’): y = 2x + 4; (d’’): y = −3x - 1. Giá trị của m để 3 đường thẳng trên đồng quy là:

    Hướng dẫn:

    Xét phương trình hoành độ giao điểm A của (d’) và (d’’)

    2x + 4 = −3x – 1 ⇔ 5x = −5 ⇔ x = −1

    ⇒ y = 2(−1) + 4 = 2 ⇒ A (−1; 2)

    Để (d); (d’); (d’’) đồng quy thì A (−1; 2) ∈ (d)

    ⇔ 2 = (m + 2).(−1) - 3m ⇔ 2 = −2 - 4m

    ⇔ 4m = −4 ⇔ m = −1

    Vậy khi m = −1 thì (d); (d’); (d’’) đồng quy tại A (−1; 2).

  • Câu 7: Vận dụng
    Tìm m để ba điểm thẳng hàng

    Cho 3 điểm A (0; 3); B (2; 2); C (m + 3; m). Giá trị của điểm m để 3 điểm A, B, C thẳng hàng là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Giả sử phương trình đường thẳng (d) :y=ax+b đi qua hai điểm cho trước A,B.

    Ta có A, B thuộc đường thẳng (d) ta có:

    \begin{matrix}  \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {a.0 + b = 3} \\   {a.2 + b = 2} \end{array}} ight. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {b = 3} \\   {a =  - \dfrac{1}{2}} \end{array}} ight. \hfill \\   \Rightarrow d:y =  - \dfrac{1}{2}x + 3 \hfill \\ \end{matrix}

    Để ba điểm A,B,C thẳng hàng thì C \in(d)

    \begin{matrix}  m =  - \dfrac{1}{2}\left( {m + 3} ight) + 3 \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{3}{2}.m = \dfrac{3}{2} \hfill \\   \Leftrightarrow m = 1 \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy m=1 để 3 điểm A, B, C thẳng hàng.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tìm m để ba đường thẳng đồng quy

    Tìm m để đường thẳng (d): y = x + 3; (d’): y = −x + 1; \left( {d''} ight):y = \sqrt 3 x - m - 2 đồng quy.

    Hướng dẫn:

    Giao điểm của hai đường thẳng (d); (d') là:

    \begin{matrix}  \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {y = x + 3} \\   {y =  - x + 1} \end{array}} ight. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {y = x + 3} \\   {x + 3 =  - x + 1} \end{array}} ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {y = x + 3} \\   {x =  - 1} \end{array}} ight. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {y = 2} \\   {x =  - 1} \end{array}} ight. \Rightarrow I\left( { - 1;2} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Để ba đường thẳng đồng quy thì I(-1;2) \in (d'')

    \begin{matrix}  2 = \sqrt 3 .\left( { - 1} ight) - m - 2 \hfill \\   \Leftrightarrow m =  - \sqrt 3  - 4 \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy m =  - \sqrt 3  - 4 thì ba đường thẳng đồng quy.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm giá trị của tham số m

    Giá trị của m để đường thẳng y = (m - 1)x - m cắt trục tung tại điểm có tung độ là 1 + \sqrt{2}.

    Hướng dẫn:

    Đường thẳng y = (m - 1)x - m cắt trục tung tại điểm có tung độ là 1 + \sqrt{2}

    => x=0;y=1+\sqrt{2}

    Thay các giá trị x, y vào đường thẳng ta được:

    \begin{matrix}  1 + \sqrt 2  = \left( {m - 1} ight).0 - m \hfill \\   \Leftrightarrow  - 1 - \sqrt 2  = m \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm m để ba đường thẳng đồng quy

    Tìm m để đường thẳng (d): 2y + x - 7 = 0; (d’): y = 3; (d’’): y = mx - 1 đồng quy.

    Hướng dẫn:

    Tìm giao điểm của đường thẳng (d): 2y + x - 7 = 0; (d’): y = 3 

    Hoành độ giao điểm là nghiệm của hệ phương trình:

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {y = 3} \\   {2y + x - 7 = 0} \end{array}} ight. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {y = 3} \\   {x = 1} \end{array}} ight. \Rightarrow I\left( {1;3} ight)

    Để ba đường thẳng đồng quy thì I(1;3) \in (d'')

    Thay I(1;3) vào (d'') ta được:

    \begin{matrix}  3 = m.1 - 1 \hfill \\   \Leftrightarrow 4 = m \hfill \\   \end{matrix}

    Vậy m = 4 thì ba đường thẳng đồng quy.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo