Vị trí tương đối của hai đường tròn

1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn

a) Hai đường tròn cắt nhau

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn

Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau.

+ Hai điểm A, B là hai giao điểm.

+ Đoạn thẳng AB là dây chung.

+ Đặt O_1A = R; O_2A = r khi đó: |R - r| < O_1O_2 < R + r

+ Đường thẳng O_1O_2 là đường nối tâm, đoạn thẳng O_1O_2 là đoạn nối tâm.

Tính chất đường nối tâm: Đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.

b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau

Hình vẽ minh họaVị trí tương đối của hai đường tròn

Hai đường tròn chỉ có một điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc.

+ Điểm A gọi là tiếp điểm.

+ Có hai trường hợp tiếp xúc của hai đường tròn:

  • Tiếp xúc ngoài tại A: O_1O_2 = R + r
  • Tiếp xúc trong tạ A: O_1O_2 = |R - r|

Ví dụ: Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn đường kính OA. Xác định tính tương đối của hai đường tròn.

Hướng dẫn giải

Vị trí tương đối của hai đường tròn

Gọi đường tròn (O') là đường tròn đường kính OA.

Ta có:Lý thuyết: Vị trí tương đối của hai đường tròn

⇒ (O) và (O') tiếp xúc trong.

c) Hai đường tròn không giao nhau

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn

Hai đường tròn không có điểm chung nào được gọi là hai đường tròn không giao nhau.

+ Hai đường tròn ngoài nhau: O_1O_2 > R + r.

+ Hai đường tròn đựng nhau: O_1O_2 < |R - r|.

+ Đặc biệt, khi (O_1)(O_2) đồng tâm: O_1O_2 = 0.

2. Định lý

Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây cung.

Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.

3. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn

  • Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.
  • Tiếp tuyến chung ngoài không cắt đường nối tâm.
  • Tiếp tuyến chung trong cắt đường nối tâm.
Câu trắc nghiệm mã số: 16550
  • 1.114 lượt xem
Sắp xếp theo