Đề Ôn tập Hóa 12 Chương 6: Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm

    Trộn 6,48 gam Al với 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu 1,344 lít H2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm:

    Hướng dẫn:

     nAl = 0,24 mol; nFe2O3 = 0,1 mol; nH2 = 0,06 mol

    Phản ứng nhiệt nhôm:

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe                           (1)

    Xét tỉ lệ:

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Al}}}2\;=\;\frac{0,24}2\;>\;\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3}}1\;=\;0,1

    \Rightarrow hiệu suất phản ứng tính theo Fe2O3.

    Al dư tác dụng với dung dịch NaOH tạo khí:

    2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2           (2)

    0,04                     ←                           0,06 

    \Rightarrow nAl pư (1) = nAl ban đầu – nAl dư = 0,24 – 0,04 = 0,2 mol

    \Rightarrow nFe2O3 pư = 0,5.nAl pư = 0,1 mol

    \Rightarrow Hiệu suất phản ứng:

    \hspace{0.278em}\mathrm H=\hspace{0.278em}\frac{0,1}{0,1}.100\%\;=\;100\%

  • Câu 2: Nhận biết
    Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3

    Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

    Hướng dẫn:

     Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được NaNO2

    Phương trình phản ứng:

    2NaNO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2NaNO2 + O2

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng chất rắn thu được

    Trộn 8,1 gam bột Al với 48 gam bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là:

    Hướng dẫn:

    nAl = 8,1/27 = 0,3 mol; nFe2O3 = 48/160 = 0,3 mol

    2Al + Fe2O3 \xrightarrow{t^\circ} Al2O3 + 2Fe

    Bảo toàn khối lượng:

    mhh trước pư = mhh sau pư

    \Rightarrow mhh sau pư = 8,1 + 48 = 56,1 gam

  • Câu 4: Thông hiểu
    Quặng chứa nhôm

    Cho các quặng sau: pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, đolomit. Số quặng chứa nhôm là

    Hướng dẫn:

    Pirit: FeS2

    Thạch cao: CaSO4.nH2O

    Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O

    Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2

    Criolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF

    Boxit: Al2O3.nH2O

    Đolomit: CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân)

    \Rightarrow Quặng mica, criolit, boxit chứa nhôm

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính giá trị lớn nhất của V

    Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:

    Hướng dẫn:

    nAl(OH)3 thu được = 7,8/78 = 0,1 mol

    Để NaOH cần dùng là lớn nhất thì kết tủa bị hòa tan một phần

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O                  (1)

      0,2       ← 0,1

    6NaOH + Al2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3↓    (2)

    0,6      ←     0,1             →                     0,2

    NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O                    (3)

    0,1      (0,2 - 0,1) 

    Ta có:

    nNaOH = 0,2 + 0,6 + 0,1 = 0,9 mol

    \Rightarrow VNaOH = 0,9/ 2 = 0,45 lít

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng khi nói về nhôm oxit

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit?

    Hướng dẫn:
    • Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3

    4Al(NO3)3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.

    \Rightarrow Phát biểu đúng.

    • CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.

    \Rightarrow Phát biểu sai.

    • Al2O3 không tan được trong dung dịch NH3.

    \Rightarrow Phát biểu sai.

    - Al2O3 phản ứng với axit tạo muối:

    VD: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    \Rightarrow Phát biểu sai.

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định các chất trong hỗn hợp rắn

    Cho luồng H2 dư đi qua các ống mắc nối tiếp đun nóng theo thứ tự: ống 1 đựng 0,2 mol Al2O3, ống 2 đựng 0,1 mol Fe2O3, ống 3 đựng 0,15 mol Na2O. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn trong các ống sau phản ứng theo thứ tự trên là:

    Hướng dẫn:

    Sau khi cho H2 đi qua các ống:

    Ống (1) còn lại Al2O3, khí thoát ra là H2.

    Ống (2) Fe2O3 bị khử tạo ra Fe, hỗn hợp khí và hơi thoát ra là H2 và H2O:

    Fe2O3 + 3H2 \xrightarrow{t^\circ} 2Fe + 3H2O

      0,1           ightarrow                  0,3

    Ống (3) Na2O tác dụng với H2O tạo ra NaOH:

    Na2O + H2O ightarrow 2NaOH 

    0,15   ightarrow 0,15

    Vì H2O còn dư nên khi đun nóngchất rắn còn lại là NaOH 

  • Câu 8: Nhận biết
    Tính chất chung của kim loại kiềm

    Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung cho các kim loại kiềm?

    Hướng dẫn:

    Kim loại kiềm cùng nhóm IA, thuộc các chu kì khác nhau → số lớp e khác nhau.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    X tác dụng với H2O thu được 0,4 mol H2 (phản ứng 1)

    X tác dụng với NaOH thu được 0,7 mol H2 (phản ứng 2)

    Số mol khí thu được khi X tác dụng với Na nhiều hơn khi X tác dụng với H2O, vậy ta có:

    - Ở phản ứng 1: Ba tan hết, Al dư.

    - Ở phản ứng 2: cả 2 KL đều phản ứng hết.

     Phản ứng 1: Do tác dụng với H2O dư nên kim loại phản ứng hết

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

      x     →             x               x 

    Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

     x       →                                                  3x 

    Ta có: nH2 = x + 3x = 4x = 0,4 mol \Rightarrow x = 0,1 mol

    Phản ứng 2: Do tác dụng với NaOH dư nên kim loại và Al đều phản ứng hết

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

    0,1          →         0,1 →    0,1 

    OH- + Al + H2O → AlO2 + 3/2 H2

                  0,4       ←                   0,6 

    Ta có:

    m = mBa + mAl = 0,1.137 + 0,4.27 = 24,5 gam

  • Câu 10: Nhận biết
    Bảo quản kim loại kiềm

    Để bảo quản các kim loại kiềm, có thể thực hiện cách nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh vì thế dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí. Người ta thường bảo quản kim loại kiềm trong dầu hoả hoặc xăng để tránh bị oxi hóa bởi oxi không khí.

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Tính khối lượng FeS2

    Tiến hành đốt cháy hoàn toàn x gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X (đktc). Dùng 1000 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M hấp thụ hết X thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của x là:

    Hướng dẫn:

    nBa(OH)2 = 0,15 mol

    nKOH = 0,1 mol

    nBa2+ = 0,15 mol

    ⇒ nOH - =0,15.2 + 0,1 = 0,4 mol

    Phương trình phản ứng

    4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 (1)

    Khi cho SO2 vào dung dịch Y thu được 21,7 (g) ↓ BaSO3. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thấy xuất hiện thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch Y có ion HSO-3.

    Ta có: nBaSO3 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng:

    SO2 + OH- → HSO3- (2)

    0,3 ← (0,4 - 0,1)

    HSO3- + OH- dư → SO32- + H2O (3)

    0,1 0,1 ← 0,1

    Ba2+ + SO32- → BaSO3 (4)

    0,1 ← 0,1

    Dựa vào phương trình phản ứng (2), (3), (4) ta tính được

    ⇒ nSO2 = 0,3 mol

    Theo phương trình phản ứng (1) ta có: nFeS2 = 1/2 nSO2 = 0,15 mol

    ⇒ mFeSO24 = 120. 0,15 = 18 (g)

  • Câu 12: Nhận biết
    Công thức hóa học của phèn chua

    Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

    Gợi ý:

      Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Xác định kim loại kiềm thổ

    X là hợp kim của kim loại gồm kim loại kiềm M và kim loại kiểm thổ R. Lấy 28,8 gam X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Đem 2,8 gam Li luyện thêm vào 28,8 gam X thì % khối lượng của Li trong hợp kim vừa luyện là 13,29%. Kim loại kiềm thổ R trong hợp kim X là

    Hướng dẫn:

     nH2 = 0,3 mol

    Ta có:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Li}}\;=\frac{2,8}{2,8\;+\;28,8}.100\%\;=\;8,86\%\;<\;13,29\%

    \Rightarrow Trong hợp kim X đã có sẵn Li

    Vậy kim loại kiềm M là Li.

    Khối lượng của Li hỗn hợp sau:

    {\mathrm m}_{\mathrm{Li}}\;=\;\frac{(2,8\;+\;28,8).13,29}{100}\;=\;4,2\;\mathrm{gam}

    \Rightarrow Trong X Li có khối lượng là:

    \Rightarrow mLi = 4,2 - 2,8 = 1,4 gam

    \Rightarrow nLi = 0,2 mol

    Cho X hòa tan vào nước:

    Li + H2O ightarrow LiOH + 1/2H2

    0,2                 ightarrow         0,1

    R + 2H2O  ightarrow R(OH)2 + H2

    0,2            \leftarrow                  0,2

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm R}\;=\;\frac{28,8\;-\;1,4}{0,2}\;=\;137

    Vây R là bari (Ba)

  • Câu 14: Vận dụng
    Tìm kết luận đúng

    Cho 3,87 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al vào 250ml dung dịch X chứa hai axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch X và 4,368 lít khí H2 (đktc). Kết luận nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    nH2 = 0,195 mol

    nH+ = 0,25.1 + 0,25.2.0,5 = 0,5 mol

    Gọi số mol hai kim loại trong hỗn hợp lần lượt là x, y:

    Mg + 2H+ ightarrow Mg2+ + H2

    x  ightarrow   2x   ightarrow            x

    2Al + 6H+  ightarrow 2Al3+ + 3H2

     y ightarrow  3y     ightarrow           3y/2

    Ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}24\mathrm x\;+\;27\mathrm y\;=\;3,87\\\mathrm x\;+\;1,5\mathrm y\;=\;0,195\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=0,06\;\\\mathrm y\;=\;0,09\end{array}ight.

    nH+ = 2x + 3y = 2.0,06 + 3.0,09 = 0,39 mol

    \Rightarrow nH+ = 0,5 - 0,39 = 0,11 mol

    X gồm các muối và axit dư.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm:

    (1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

    (2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

    (3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

    (4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa.
    (5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

     - Các phát biểu đúng: (1); (2); (3)

    • Các kim loại kiềm tan được trong nước nên không dùng làm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa.
    • Kim loại kiềm đều mềm nên không dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô.
  • Câu 16: Nhận biết
    Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng

    Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp, … Cho biết công thức của natri hiđroxit

  • Câu 17: Thông hiểu
    Hiện tượng phản ứng HCl tác dụng với K2CO3

    Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

  • Câu 18: Nhận biết
    Nhiệt phân NaHCO3

    Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là

    Hướng dẫn:

    NaHCO3 dễ bị nhiệt phân sản phẩm thu được là: Na2CO3, CO2, H2O

    Phương trình phản ứng

    2NaHCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} Na2CO3 + CO2 + H2O.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:
    • Ở nhiệt độ thường, Be không khử được nước.
    • Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo một quy luật nhất định, do các kim loại kiềm thổ có kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
    • Magie có kiểu mạng tinh thể lục phương.
  • Câu 20: Thông hiểu
    Phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3

    Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?

    Hướng dẫn:

     Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo