Bài học: Nhôm gồm đầy đủ các nội dung liên quan đến Nhôm: Vị trí cấu hình electron nguyên tử nhôm, tính chất của nhôm, ứng dụng điều chế đều được trình bày chi tiết ở bài học dưới đây.
|
Là kim loại màu trắng bạc, nóng chảy ở 660oC, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
Là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt (tốt hơn sắt nhưng kém hơn đồng).
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ, dễ bị oxi hóa thành ion dương.
Nhôm dễ dàng khử các phi kim thành ion âm.
Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với clo.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Bột nhôm cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt.
4Al + 3O2 2Al2O3
Do có một lớp màng Al2O3 rất mỏng và bền bảo vệ nên nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường.
Thí nghiệm đốt bột nhôm trong không khí
2.1 Tác dụng với HCl, H2SO4 loãng
Nhôm dễ dàng khử các ion H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2.2. Tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc
Với dung dịch HNO3 và H2SO4, nếu là dung dịch đặc nguội, nhôm bị thụ động và không phản ứng với chúng. Còn lại, nhôm tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
2Al + 6H2SO4 đặc → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit của các kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
Phản ứng này được gọi là phản ứng nhiệt nhôm. Lượng nhiệt của phản ứng sinh ra rất lớn làm nóng chảy Fe vừa tạo thành nên phản ứng này được ứng dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt nóng chảy khi hàn đường ray.
Phản ứng nhiệt nhôm
Ở điều kiện thường, do trên bề mặt nhôm có một lớp màng Al2O3 mỏng, rất bền và mịn bảo vệ, không cho nước và khí thấm qua nên nhôm không tác dụng được với nước.
Nếu phá bỏ lớp oxit trên bề mặt nhôm thì nhôm sẽ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (1)
Lớp oxit Al2O3 trên bề mặt nhôm là oxit lưỡng tính nên sẽ phản ứng với dung dịch kiềm tạo ra muối tan. Sau đó, khi không còn lớp oxit bảo vệ, nhôm sẽ tác dụng với nước tạo ra Al(OH)3 và giải phóng khí H2, Al(OH)3 là axit lưỡng tính nên lại tiếp tục tác dụng với dung dịch kiềm.
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)
Vậy phản ứng của nhôm với dung dịch kiềm xảy ra theo phương trình (1) và (2). Cộng (1) với (2) ta có phương trình tổng quát sẽ của phản ứng là:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Vậy, nhôm có thể tác dụng với dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro => nhận biết bột nhôm
Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 ở lớp vỏ trái đất nhưng chỉ tồn tại ở trong tự nhiên ở dạng hợp chất do chúng là kim loại hoạt động mạnh.
Hợp chất của nhôm có thể kể đến như đất sét, mica, quặng boxit (Al2O3.2H2O), criolit (3NaF.AlF3),...
Quặng boxit |
Mica |
Hòa tan Al2O3 sau khi loại bỏ tạp chất (Fe2O3, SiO2) trong criolit (Na3AlF6) nóng chảy với mục đích:
Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ 2050oC xuống 900oC, tiết kiệm năng lượng.
Vừa tạo ra hỗn hợp nóng chảy dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy và hỗn hợp này nhẹ hơn nhôm nóng chảy nổi lên bề mặt bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa.
2Al2O3 4Al + 3O2↑