Khái niệm phân loại Cao su gồm có 2 phần nội dung chính: khái niệm cao su, phân loại cao su. Bên cạnh đó nội dung bài học còn đưa ra các dạng câu hỏi bài tập luyện tập trực tiếp.
Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
Cao su có tính đàn hồi. Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.
Lốp xe ô tô được chế tạo từ cao su
Có hai loại cao su: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
\
với n ≈ 1 500 – 15 000
Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton ... nhưng tan trong xăng, benzen.
Do có liên kết đôi trong phân tử nên cao su thiên nhiên có thể tham gia phản ứng cộng H2, HCl, Cl2 ... và đặc biệt tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn các cao su thường.
Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ ankađien bằng phản ứng trùng hợp. Ví dụ:
2.1. Cao su buna
Cao su buna chính là polibutađien tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien có mặt Na
nCH2=CH-CH=CH2 CH2CH=CHCH2n
Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
Lưu ý:
2.2. Cao su isopren
Trùng hợp isopren có hệ xúc tác đặc biệt, ta được poliisopren gọi là cao su isopren, cấu hình cis chiếm ≈ 94 %, gần giống cao su thiên nhiên.
Ngoài ra người ta còn sản xuất policloropren và polifloropren. Các polime này đều có đặc tính đàn hồi nên được gọi là cao su cloropren và cao su floropren. Chúng bền với dầu mỡ hơn cao su isopren.