Chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
Amin bậc 3 có nhiều tác nhân đẩy e hơn nhưng do hiệu ứng không gian nên có tính bazơ thấp hơn amin bậc 2.
CH3-NH-CH3 có hai gốc -CH3 đẩy e trực tiếp sẽ mạnh hơn gốc -(CH3)2-CH nên tính bazơ mạnh hơn.
Chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
Amin bậc 3 có nhiều tác nhân đẩy e hơn nhưng do hiệu ứng không gian nên có tính bazơ thấp hơn amin bậc 2.
CH3-NH-CH3 có hai gốc -CH3 đẩy e trực tiếp sẽ mạnh hơn gốc -(CH3)2-CH nên tính bazơ mạnh hơn.
Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.
Do metylamin là bazơ yếu nên khi hòa vào nước có cân bằng:
CH3NH2 + H2O CH3NH3+ + OH-
Phân li không hoàn toàn nên nồng độ của ion CH3NH3+ < 0,1M
Có hai amin bậc một X và Y. X là đồng đẳng của anilin còn Y là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 6,42 g X thu được 672 cm3 khí N2 (đktc) và đốt cháy hoàn toàn Y cho hỗn hợp khí trong đó tỉ lệ thể tích VCO2: VH2O = 2:3. Công thức phân tử của X, Y lần lượt là
Theo bài ra ta có: cả X và Y đều là amin đơn chức.
- Đốt X, ta có:
nN2 = 0,03 mol ⇒ MX = 6,42 : 0,06 = 107
⇒ CTPT X là: C7H9N X là CH3C6H4NH2
- Đốt Y, ta có:
VCO2: VH2O = 2:3 C:H = 1:3
⇒ CTPT Y làC3H9N ⇒ Y là CH3CH2CH2NH2.
Có 3 chất lỏng benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
- Để phân biệt 3 chất lỏng benzen, anilin và stiren có thể dùng nước brom:
- Hiện tượng:
+ Ở lọ xuất hiện kết tủa trắng là anilin:
+ Chất lỏng ở lọ làm mất màu dung dịch brom là stiren:
C6H5-CH=CH2 + Br2 ⟶ C6H5-CHBr-CH2Br
+ Lọ không hiện tượng là benzen.
Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl x mol/l, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:
(8,3 gam) Amin + HCl → (15,6 gam) muối
Bảo toàn khối lượng, ta có:
nHCl = (15,6 – 8,3)/36,5 = 0,2 mol
x = 0,2/0,2 = 1M.
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3-CH2-NH-CH3?
Tên amin bậc II: Tên gốc hiđrocacbon + amin
Có 2 gốc hiđrocacbon là metyl và etyl thì đọc etyl trước
=> Tên gọi: Etylmetylamin
Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?
Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí ở điều kiện thường.
Một hỗn hợp chứa phenol và anilin hòa tan trong ankylbenzen (dung dịch A). Sục khí hiđro clorua vào 100ml dung dịch A thì thu đc 1,295 gam kết tủa. Kết tủa ở đây là chất nào?
Các chất ban đầu (phenol, anilin và ankylbenzen) đều là các chất không phân cực nên chúng hòa tan vào nhau thành dung dịch đồng nhất.
Khi sục khí HCl vào, thì HCl phản ứng với anilin tạo ra chất phân cực:
C6H5-NH2 + HCl C6H5-NH3Cl
Trong hỗn hợp bây giờ có cả chất phân cực và chất không phân cực nên chúng không hòa tan vào nhau thành 1 thể đồng nhất được. Chất không phân cực (phenol và ankylbenzen) sẽ lắng xuống đáy tạo nên kết tủa còn chất phân cực (C6H5-NH3Cl) sẽ nổi lên trên thành 1 dung dịch.
Vậy kết tủa gồm phenol và ankylbenzen.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức, mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có một nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2: nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:
nCO2:nH2O = 10:13
nO2 = 2,475 mol
Bảo toàn nguyên tố O ta có:
2nCO2 + nH2O = 2nO2 = 2.2,475 = 4,95
⇒ nCO2 = 1,5; nH2O = 1,95
mamin = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.2.14 = 28.9(g)
Dung dịch A gồm HCl, H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc 1 (có số C không quá 4) phải dùng 1 lít dung dịch A. CTPT 2 amin (không phải đồng phân của nhau):
pH = 2 ⇒ [H+] = 0,01nH+ = 0,01 mol
Mhh = 0,59 : 0,01 = 59
⇒ Có 1 chất có M < 59 và 1 chất M > 59
⇒ A gồm C4H9NH2 và CH3NH2 hoặc C4H9NH2 và C2H5NH2.
Phương pháp hóa học để tách riêng CH4 và C2H5NH2
Sục hỗn hợp khí qua dung dịch HCl dư, thu được khí CH4 bay ra. HCl phản ứng với etyl amin:
CH3CH2NH2 + HCl → CH3CH2NH3Cl
Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu lại được etylamin.
CH3CH2NH3Cl + NaOH → CH3CH2NH2 + NaCl + H2O
Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH, NH3. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là :
Các chất có thể làm đổi màu phenolphthalein: CH3NH2, NaOH, NH3.
Anilin là một chất lỏng không màu, rất độc, rất ít tan trong nước (ở nhiệt độ thường, 100 gam nước hoà tan được 3,04 gam anilin). Anilin có khối lượng riêng 1,02 g/ml. Lấy 9,3 ml anilin cho tác dụng hoàn toàn với lượng nước brom có dư, khối lượng chất không tan thu được là
manilin = 1,02.9,3 = 9,486 gam
nanilin = 0,102 mol
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr
0,102 → 0,102
m = 0,102.330 = 33,66 gam
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lít CO2, 1,4 lít N2 và 10,125gam H2O. Công thức của X là
nCO2 = 0,375 mol nC = nCO2 = 0,375 mol
nN2 = 0,0625 mol nN = 2nN2 = 0,125 mol
nH2O = 0,5625 mol nH = 2nH2O = 1,125 mol
Vậy ta có:
⇒ nC:nH:nO = 0,375:1,125:0,125 = 3: 9:1
⇒ Công thức phân tử của X là C3H9N
Công thức phân tử của đimetylamin là:
CTCT của đimetylamin: NH(CH3)2.
Phản ứng giữa anilin và dung dịch brom chứng tỏ
- Benzen không có phản ứng với dung dịch brom.
- Anilin có phản ứng với dung dịch brom.
Do ảnh hưởng của nhóm NH2 ba nguyên tử H ở vị trí ortho và para so với nhóm NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom.
Số lượng đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:
Có 4 đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N.
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
CH3-CH2-NH-CH3
N(CH3)3
Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH chỉ có phenol tác dụng tạo thành muối nên tách thành 2 lớp, lớp (1) gồm C6H5OH, NaOH và lớp (2) gồm C6H6 và C6H5NH2:
C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O
Tách riêng lớp (1) rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư, lọc thu được lại phenol:
C6H5ONa + HCl C6H5OH + NaCl
Lớp (2) cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì chỉ có anilin tác dụng, rồi tách lớp, chiết lấy benzen. Sau đó cho phần còn lại tác dụng với NaOH dư, chiết thu được lại anilin:
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% khối lượng N. X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Gọi CTPT của X là: CxHyNz
Vì X + HCl theo tỉ lệ 1: 1 z = 1
CTPT: CxHyN
12x + y = 45.
x = 3, y = 9.
CTPT: C3H9N
12x + y = 45.