Luyện tập Nhận biết một số chất vô cơ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tìm giá trị của a

    Chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và HNO3 a mol/l cần dùng hết 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Giá trị của a là:

    Hướng dẫn:

    nH+ = 0,02.0,1 + 0,02a mol

    nOH- = 0,0165.0,1 + 0,0165. 2. 0,05 = 3,3.10-3 mol

    Trung hòa dung dịch thì nH+ = nOH-

    \Rightarrow 0,02.0,1 + 0,02a = 3,3.10-3

    \Rightarrow a = 0,065 mol/l

  • Câu 2: Vận dụng
    Số phản ứng hóa học xảy ra.

    Cho Na, Fe, Cu, dung dịch Fe(NO3)3, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch AgNO3 lần lượt tác dụng với nhau đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là:

    Hướng dẫn:

     Các trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:

    - Na + dung dịch Fe(NO3)3, Na + dung dịch Cu(NO3)2, Na + dung dịch AgNO3.

    - Fe + dung dịch Fe(NO3)3, Fe + dung dịch Cu(NO3)2, Fe + dung dịch AgNO3.

    - Cu + dung dịch Fe(NO3)3, Cu + dung dịch AgNO3.

  • Câu 3: Vận dụng
    Chuẩn độ axit

    Chuẩn độ CH3COOH bằng dung dịch NaOH 0,1M. Kết quả thu được bảng sau đây:

    Lần 1Lần 2Lần 3
    VCH3COOH (ml)101010
    VNaOH (ml)12,412,212,6

    Vậy khối lượng CH3COOH có trong 1 lít dung dịch là: 

    Hướng dẫn:

     {\overline{\mathrm V}}_{\mathrm{NaOH}}\;=\;\frac{12,4\;+\;12,2\;+\;12,6}3\;12,4\;\mathrm{ml}

    Ta có: nCH3COOH = nNaOH 

    \Rightarrow 12,4.10-3 .0,1 = 1,24.10-3 mol

    mCH3COOH (1 lít) = 1,24.10-3 .60.100 = 7,44 gam

  • Câu 4: Vận dụng
    Nhận biết chất rắn

    Có 6 chất rắn riêng biệt gồm CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch chứa chất nào sau đây để phân biệt 6 chất rắn trên?

    Hướng dẫn:

    Thuốc thử cần dùng để phân biệt 6 chất rắn trên là dung dịch HCl loãng, đun nóng:

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    \Rightarrow Dung dịch màu xanh dương.

    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

    \Rightarrow Dung dịch màu xanh nhạt.

    Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

    \Rightarrow Dung dịch màu vàng.

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    \RightarrowDung dịch màu vàng lục

    Ag2O + HCl → 2AgCl + H2O

    \Rightarrow Chất rắn nâu đen tan dần, xuất hiện kết tủa trắng

    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    \Rightarrow Có khí không màu thoát ra, dung dịch có màu xanh nhạt.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nhận biết ion

    Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch dùng Cu và H2SO4 loãng đun nóng vì

    Hướng dẫn:

     Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch dùng Cu và H2SO4 loãng đun nóng vì:

    3Cu + 8H+ + 2NO3- ightarrow 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

    Khí NO không màu hóa nâu trong không khí, dung dịch có màu xanh lam.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Thuốc thử nhận biết

    Có hai dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên?

    Hướng dẫn:

    Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết

    - Có khí mùi khai là (NH4)2S:

    (NH4)2S + Ba(OH)2 → BaS + 2NH3↑ + 2H2O

    - Có khí mùi khai và kết tủa trắng là (NH4)2SO4:

    (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3↑ + 2H2O

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Nhận biết chất khí

    Để phân biệt ba bình khí mất nhãn lần lượt chứa các khí N2, O2 và O3, một học sinh đã dùng các thuốc thử (có trật tự) theo bốn cách dưới đây. Cách nào là không đúng?

    Hướng dẫn:

    - Cách 1: Lá Ag nóng, que đóm còn tàn đỏ.

    Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen:

    2Ag + O3 \xrightarrow{t^\circ}  Ag2O + O2

     \Rightarrow Nhận biết được O3

    Que đóm còn tàn đỏ: O2 làm que đóm bùng cháy

    \Rightarrow Nhận biết được O2.

    Chất còn lại là N2.

    - Cách 2: Que đóm còn tàn đỏ, lá Ag nóng.

    Que đóm còn tàn đỏ: O2 và O3 làm que đóm bùng cháy

    \Rightarrow Nhận biết được N2.

    Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen

    2Ag + O3 \xrightarrow{t^\circ} Ag2O + O2

     \Rightarrow Nhận biết được O3.

    Chất còn lại là O2.

    Cách 3: Dung dịch KI/ hồ tinh bột, que đóm còn tàn đỏ. 

    Dung dịch KI/(hồ tinh bột): O3 phản ứng làm hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím:

    O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2

     \Rightarrow Nhận biết được O3

    Que đóm còn tàn đỏ: O2 làm que đóm bùng cháy

    \Rightarrow Nhận biết được O2.

    Chất còn lại là N2.

    Cách 4: Dung dịch KI/ hồ tinh bột, lá Ag nóng.

    Dung dịch KI/(hồ tinh bột): O3 phản ứng làm hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím.

    \Rightarrow Nhận biết được O3

    Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen:

    2Ag + O3 \xrightarrow{t^\circ} Ag2O + O2

    \Rightarrow Nhận biết được O3

    Vậy không nhận biết được hai chất còn lại là O2 và N2.

  • Câu 8: Vận dụng
    Nhận biết dung dịch

    Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:

    - Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai:

    NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3\uparrow + H2O

    - Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2:

    MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2

    - Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí (tạo Fe(OH)3):

    FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2

    Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

    - Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.

    AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

  • Câu 9: Nhận biết
    Nhận biết 2 cation

    Để phân biệt Al3+ và Zn2+ không dùng thuốc thử

    Hướng dẫn:

    Không dùng NaOH để nhận biết vì Al3+ và Zn2+ đều tạo kết tủa keo và tan trong NaOH dư

    Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H 2

    Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

    Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

  • Câu 10: Nhận biết
    Nhận biết khí

    Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

    Hướng dẫn:

    Trong không khí có một lượng nhỏ H2S, lâu ngày làm xám đen các đồ dùng bằng Ag theo phản ứng:

    4Ag + 2H2S + O2 → 2H2O + 2Ag2S

  • Câu 11: Thông hiểu
    Khí hấp thụ trong NaOH

    Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là: 

    Hướng dẫn:

    Khi dẫn khí CO2 qua dung dịch NaOH, khí CO2 phản ứng với NaOH:

    CO2 + 2NaOH ightarrow Na2CO3 + H2O

    CO2 + NaOH ightarrow NaHCO3

    Các khí còn lại đều ít tan trong nước và không tác dụng với NaOH nên không bị hấp thụ.

  • Câu 12: Vận dụng
    Nhận biết hỗn hợp kim loại

    Có ba hỗn hợp kim loại: (1) Cu-Ag; (2) Cu-Al; (3) Cu-Mg. Dùng dung dịch của cặp chất nào trong số các cặp chất cho dưới đây để nhận biết?

    Hướng dẫn:

    Để nhận biết ba hỗn hợp kim loại trên chọn thuốc thử là HCl và NaOH:

    - Cho từng hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl:

    Ở mẫu nào không có hiện tượng là (1) Cu-Ag

    Hai mẫu còn lại sủi bọt khí không màu là (2) Cu-Al, (3) Cu-Mg

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    - Tiếp tục nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào sản phẩm hai mẫu có hiện tượng sủi bọt khí:

    Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hết là AlCl3 hay hỗn hợp kim loại là (2) Cu-Al:

    AlCl3 + 3NaOH ⟶ Al(OH)3↓ +3NaCl

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

    Xuất hiện kết tủa trắng, không tan là MgCl2 hay hỗn hợp kim loại là (3) Cu-Mg:

    MgCl2 + 2NaOH ⟶ Mg(OH)2↓ + 2NaCl

  • Câu 13: Thông hiểu
    Loại bỏ nhiều muối

    Trong tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối: Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, Mg(HCO3)2. Hóa chất có thể loại đồng thời các muối trên là:

    Hướng dẫn:

    Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaNO3

    Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaNO3

    Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaNO3

    Mg(HCO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaHCO3

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính giá trị của a

    Chuẩn độ 20ml dung dịch HCl aM bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml. Tính giá trị của a

    Hướng dẫn:

    nH+ = nOH- = 0,5. 0,011 = 0,055 mol

    ⇒ a = 0,055/0,02 = 0,275M

  • Câu 15: Nhận biết
    Nhận biết cation

    Nhận biết cation Ba2+ bằng dung dịch K2CrO4 cho hiện tượng gì?

    Hướng dẫn:

     Nhận biết ion Ba2+ bằng dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng tươi. 

    Ba2+ + CrO42- ightarrow BaCrO4\downarrow (vàng tươi)

  • Câu 16: Nhận biết
    Nhận biết bằng quỳ tím

    Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

    Hướng dẫn:
    • Dung dịch HCl là dung dịch axit, pH < 7 \Rightarrow làm quỳ tím hóa đỏ.
    • Dung dịch kiềm NaOH có pH > 7, môi trường bazơ  \Rightarrow làm quỳ tím hóa xanh
    • Dung dịch Na2SO4, KCl có pH = 7, môi trường trung tính \Rightarrow không làm quỳ tím đổi màu.
  • Câu 17: Vận dụng cao
    Xác định nồng độ NaOH

    Để xác định nồng đội dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: cân 1,26 gam axit oxalic ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100 ml. Lấy 10 ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng. 

    Hướng dẫn:

    Chuẩn độ: H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O

    CMH2C2O4 = (1,26/126). (1000/100) = 0,1M

    Theo phản ứng: nNaOH = 2nH2C2O4. V = 2.10-3 mol

    ⇒ CM (NaOH) = 0,114M

  • Câu 18: Nhận biết
    Điều kiện tồn tại của nhiều ion

    Cho các ion sau: Na+, Ca2+, Ag+, C­l-, NO3-, NH4+, CO32-, H+ các ion tồn tại đồng thời trong 1 dung dịch là:

    Gợi ý:

    Để các ion cùng tồn tại đồng thời trong một dung dịch thì các ion đó phải không phản ứng với nhau.

    Đáp án A, B: Ca2+ phản ứng với CO32- tạo ra kết tủa CaCO3.

    Đáp án C: Ag+ phản ứng với Cl- tạo ra kết tủa AgCl.

  • Câu 19: Nhận biết
    Nhận biết anion

    Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch, sử dụng hóa chất là:

    Gợi ý:

     Ag+ phản ứng với PO43- tạo ra kết tủa Ag3PO4 có màu vàng.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Nhận biết các chất khí

    Để phân biệt các khí NH3,CO2,O2,H2S có thể dùng:

    Hướng dẫn:

    Để phân biệt các khí NH3, CO2, O2, H2S có thể dùng quỳ tím ẩm và dung dịch brom.

    - Dùng quỳ tím ẩm

    NH3 làm quỳ tím hóa xanh.

    CO2 và H2S làm quỳ tím hóa đỏ. (nhóm 1)

     O2 không làm đổi màu quỳ tím.

    - Dùng dung dịch brom để nhận biết từng khí trong nhóm 1

    - H2S làm mất màu dung dịch brom: 

     4Br2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

    - không hiện tượng là CO2.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo