Dãy chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
Zn, Al không phải chất lưỡng tính.
Dãy chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
Zn, Al không phải chất lưỡng tính.
Cho dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là dung dịch CuSO4. Hóa chất có thể dùng để loại bỏ tạp chất là
Sử dụng Zn vì Zn phản ứng được với CuSO4, dung dịch thu được chỉ gồm ZnSO4
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 24,375 gam FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:
nFeCl3 = 0,15 mol => mFe tối đa sinh ra= 0,15 . 56 = 8,4 gam > 3,92 gam
=> chất rắn chỉ có Fe, còn Zn đã phản ứng hết.
Phương trình phản ứng:
Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2 (1)
Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe (2)
nFe = ncr = 3,92 : 56 = 0,07 mol
FeCl3 phản ứng với Zn tạo thành Fe và FeCl2
nFeCl2 = 0,15 – 0,07 = 0,08 mol
Bảo toàn electron:
2nZn = 3nFe+ nFeCl2 => nZn = 0,145 mol
=> m = 0,145. 65 = 9,425 gam.
Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại Sn (thiếc)
Cho m gam hỗn hợp Mg, Al, Zn tác dụng với 0,448 lít khí Clo ở (đktc), phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch B và 0,672 lít H2 (đktc). Làm khô dung dịch B thu được 4,98 gam chất rắn khan. Xác định giá trị của m là:
Ta có:
Cl2 = 0,02 mol
nH2 = 0,03 mol
nCl- = 2nCl2 + 2nH2 = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng:
mmuối = mKL + mCl-
=> 4,98 = mKL+ mCl- = m + 0,1.35,5
=> m = 1,43 gam.
Cần oxi hoá Zn thành Zn2+, có thể dùng
Để oxi hóa Zn thành Zn2+ cần tác dụng với chất oxi hóa mạnh
Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag.
Để có thể nhận biết khí H2S người ta sử dụng dung dịch nào sau đây?
Sử dụng dng dịch Pb(NO3)2 để nhận biết khí H2S sau phản ứng cho kết tủa màu đen.
Phương trình minh họa.
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ đen + 2HNO3.
Cho Zn dư vào dung dịch HCl, AgNO3, Cu(NO3)2, NaOH. Số phản ứng hoá học xảy ra là:
Phương trình phản ứng
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
Cả 4 dung dịch đều phản ứng với Zn.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) thanh Zn nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(2) thanh Zn có tạp chất Cu nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(3) thanh Cu mạ Ag nhúng vào dung dịch HCl;
(4) thanh Fe tráng thiếc nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(5) thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(6) miếng gang đốt trong khí O2 dư;
(7) miếng gang để trong không khí ẩm.
Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra theo cơ chế ăn mòn điện hóa?
Thí nghiệm xảy ra ăn mọn điện hóa là (2), (5) và (7)
+ Loại (3) vì Cu và Ag đều không tác dụng với HCl.
+ Loại (4) vì thiếc (Sn) tráng thanh sắt (Fe)
⇒ Không có 2 kim loại nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện li.
+ Loại (6) vì không thỏa điều kiện nhúng trong dung dịch chất điện li.
Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng
Phương trình phản ứng của phản ứng:
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 ↑ (1)
Cu + H2SO4 loãng → không phản ứng
→ Chất rắn còn lại sau phản ứng là Cu.
Ta có:
nH2 = 2,24: 22,4 = 0,1 (mol)
Theo phương trình phản ứng (1), ta có:
nZn = nH2 = 0,1 (mol)
⇒ mZn = 0,1.65 = 6,5 (g)
Khối lượng Cu còn lại sau phản ứng là:
mCu = mhh – mZn = 10,5 – 6,5 = 4 (gam)
Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch KOH?
Phương trình minh họa cho các đáp án
Zn + 2KOH → K2ZnO2 + H2
ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O.
Hoà tan hết hỗn hợp A gồm Zn và ZnO trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy không có khí bay ra và trong dung dịch chứa 56,7 gam Zn(NO3)2 và 4 gam NH4NO3. Phần trăm khối lượng kẽm trong A là
nZn(NO3)2 = 0,3 mol;
nNH4NO3 = 0,05 mol
ZnO tác dụng với HNO3 không sinh ra sản phẩm khử vì đã đạt số oxi hóa tối đa
Áp dụng bảo toàn electron:
2.nZn = 8.nNH4NO3
=> nZn = 4.0,05 = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố Zn:
nZn(NO3)2 = nZn + nZnO
=> nZnO = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch KOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây?
Phương trình phản ứng
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 ↓ + 2KCl
ZnCl2 + KaOH → Zn(OH)2 + 2KCl
Zn(OH)2 + 2KOHdư → K2ZnO2 + 2H2O
Kết tủa thu được là Fe(OH)2. Đem nung trong khống khí:
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
Chất rắn thu được là Fe2O3.
Hợp kim Cu – Ni (25% Ni) được gọi là
Hợp kim Cu – Ni (25% Ni) được gọi là đồng bạch.
Dãy nào sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần
Ngâm một thanh Zn vào một cốc thủy tinh chứa 500 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,05M đến khi dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh, thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng sẽ:
nCu(NO3)2 = 0,5.0,05 = 0,025 mol
Dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh tức là Cu(NO3)2 đã phản ứng hết.
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
0,025 0,025 0,025 0,025 (mol)
∆mthanh Zn = mCu - mZn pư = 0,025.64 - 0,025.65 = -0,025 (gam) < 0
Vậy khối lượng thanh Zn giảm 0,025 gam.
Dung dịch để tách thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb?
Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch Hg(NO3)2:
Zn + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Hg↓
Sn + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Hg↓
Pb + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Hg↓
Có các dung dịch mất nhãn gồm: AlCl3, ZnCl2, KCl, MgCl2. Thuốc thử dùng để phân biệt các lọ trên là:
Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào các muối
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa keo trắng là AlCl3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ trắng keo + 3NH4Cl
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần khi thêm NH3 dư là ZnCl2
ZnCl2 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2↓trắng + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2 (phức tan)
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ là FeCl3.
FeCl3 + 3NH3+ 3H2O → Fe(OH)3↓nâu đỏ + 3NH4Cl
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch xanh thẫm là CuCl2.
CuCl2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (phức tan màu xanh thẫm)
+ Dung dịch không có hiện tượng gì là KCl.
Kẽm có số hiệu nguyên tử bằng 30. Cấu hình của ion Zn2+ là
Cấu hình electron của Zn (Z = 30) là: 1s22s22p63s23p63d104s2
Ion Zn2+ mất 2e => Cấu hình electron của Zn2+ là: 1s22s22p63s23p63d10
Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M vào 300 ml dung dịch ZnCl2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nOH− = nNaOH = 0,2.2 = 0,4 mol
nZn2+ = nZnCl2 = 0,3.1 = 0,3 mol
Phương trình phản ứng hóa học
2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2↓ + 2NaCl (*)
Theo (*) → ZnCl2 dư.
→ nZn(OH)2= 1/2nNaOH = 0,2 mol
→ m↓= m = 0,2.99 = 19,8 gam