Lý thuyết: Tính chất hóa học chung của kim loại đưa ra nội dung lý thuyết về tính chất hóa học đặc trưng của kim loại, kèm theo các phương trình phản ứng ví dụ minh họa cho từng tính chất.
Tính chất điển hình của kim loại là tính khử: M → Mn+ + ne
Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clo tạo ra muối clorua
Thí dụ: Cho dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí Clo tạo ra khói màu nâu đỏ là những hạt chất răn sắt (III) Clorua.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ)
Thí dụ:
4Al + 3O2 2Al2O3
Ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt... phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS,…
Thí dụ:
Cu + S CuS
Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học có thể tác dụng được với axit để sinh ra khí H2 bay lên.
Ví dụ:
Zn +H2SO4 → ZnSO4 + H2
Kim loại + (H2SO4 đ, HNO3) → muối + sản phẩm khử (SO2, NO, NO2, H2S ….) + H2O
Thí dụ:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
Chú ý: HNO3, H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ...
Kim loại sẽ lên số oxi hóa cao nhất khi tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc.
Các kim loại thuộc nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường giải phóng khí hidro.
Các kim loại có tính khử yếu hơn như Fe, Zn,.. chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao hoặc không khử được nước như Ag, Au,...
Thí dụ:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Thí dụ:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Kim loại Fe hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Ag.
Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb... tác dụng được với dung dịch kiềm (đặc).
Thí dụ:
2Al + 6H2O + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Các kim loại mạnh khử được các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao thành kim loại.
Thí dụ:
2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3