Số nguyên tử cacbon trong phân tử Glucozơ là
Công thức phân tử của glucozo là C6H12O6
Số nguyên tử cacbon trong phân tử Glucozơ là
Công thức phân tử của glucozo là C6H12O6
Cho 360 gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được m gam kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (1)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O (2)
nglucozơ = 360 : 180 = 2 mol
Hiệu suất đạt 80%=> nglucozơ = 2.0,8 = 1,6 mol
Theo phương trình phản ứng (1) ta có:
nCO2 = 2nGluco zơ = 1,6.2 = 3,2 mol
Theo phương trình (2) ta có:
nCO2 = n↓ = nCaCO3 = 3,2 mol
=> m↓ = 3,2.100 = 320 gam.
Đun nóng 75 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 12,96 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
Ta có:
nAg = 12,96 : 108 = 0,12 mol
Cứ 1 phân tử glucozơ phản ứng với AgNO3/NH 3 thì sinh ra 2Ag
Glucozơ → 2Ag
0,06 ← 0,12 mol
=> mGlucozơ = 0,06.180 = 10,8 g
Đồng phân của glucozơ là
Đồng phân của glucozơ là fructozơ.
Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
Công thức phân tử của glucozơ là C6H12O6
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
Phương trình hóa học minh họa
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
CH3CHO + 1/2 O2 → CH3COOH.
Cho 100 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ phản ứng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 4,32 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
Ta có:
nAg = 4,32 : 108 = 0,04 mol
Sơ đồ phản ứng
Glucozo → 2Ag
=> nGlucozo = nAg : 2 = 0,04 : 2 = 0,02 mol
=> CM = 0,02 : 0,1 = 0,2M
Hợp chất nào sau đây chiếm thành phần nhiều nhất trong mật ong:
Fructozơ có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%)
Hỗn hợp gồm 36 gam glucozơ và 18 gam fructozơ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của a là
nglucozơ = 36: 180 = 0,2 mol
nfructozơ = 18: 180 = 0,1 mol
Cứ 1 mol glucozơ hay 1 mol fructozơ phản ứng cho 2 mol Ag
Vậy nAg = 0,2. 2 + 0,1. 2 = 0,6 mol
=> mAg = 0,6. 108 = 64,8 gam
Glucozơ và fructozơ không có phản ứng nào sau đây?
Glucozơ và fructozơ không có phản ứng thủy phân.
Fructozơ không tác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?
Fructozơ không phản ứng với dung dịch brom.
Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là
Dùng dung dịch nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ do phản ứng của glucozơ xảy ra làm mất màu nước brom nếu dùng dư.
Phương trình phản ứng diễn ra như sau:
CH2OH[CHOH]4CHO + Br2+ H₂O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr.
Glucozơ có nhóm chức anđehit nên có thể thể tham gia phản ứng, fructozơ do không có nhóm này thay vào đó là nhóm chức xeton nên không xảy ra hiện tượng gì.
Sobitol là sản phẩm của phản ứng:
Sobitol là sản phẩm của phản ứng khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Phương trình hóa học:
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH (sobitol)
Tiến hành lên men toàn bộ m gam glucozơ thành ancol etylic. Khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 45 gam kết tủa. Hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là:
nCaCO3 = 45: 100 = 0,4 mol
Phương trình phản ứng
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,45 ← 0,45
C6H12O6 2CO2 + 2C2H5OH
=> nglucozo (lí thuyêt) = 1/2.nCO2 = 0,45: 2 = 0,225 mol
nglucozo(thực tế) = nglucozo(lí thuyết) : H% = 0,225: 75% = 0,3 mol
=> mglucozo = 0,3.180 = 54 gam
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
Cacbonhiđrat được chia thành 3 nhóm chính:
Monosaccarit: glucozơ và fructozơ (C6H12O6)
Đisaccarit: saccarozơ và mantozo C12H22O11.
Polisaccarit: tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n
Hòa tan Cu(OH)2 bằng dung dịch glucozơ thu được dung dịch màu
Trong dung dịch, glucozơ có tính chất của ancol đa chức → hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
Lên men glucozơ với hiệu suất 70% hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2000ml dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 3,21%. Khối lượng glucozơ đã dùng là
nNaOH = 2.0,5 = 1 mol
m dd NaOH ban đầu = D.V = 1,05.2000 = 2100 gam
Gọi số mol của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là x, y ta có:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
x 2x ← x
CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)
y ← y ← y
Theo phương trình hóa học (1); (2) ta có:
2x + y = 1 (3)
Ta có khối lượng 2 muối là:
m 2 muối = 106 x + 64 y
m dung dịch thu được = mCO2 + 2100 = 44 (x + y) + 2100 (gam)
Theo đề bài 2 muối có tổng nồng độ là 3,21%
Ta có:
(4)
Giải hệ phương trình (3); (4) ta có:
x= 0,25; y = 0,5
=> nCO2 = 0,75 mol
C6H12O6 2C2H5OH +2CO2 (5)
Theo phương trình (5) ta có:
nGlucozo = 1/2 nCO2 = 0,75 : 2 = 0,375 mol
=> mglucozo = 0,375. 180 = 67,5 gam
=> mglucozo đã dùng = 67,5. 100 : 70 = 96,43 (g).
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp andehit fomic, axit axetic, metyl fomat và glucozơ. Sản phẩm cháy cho vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 78,8 gam kết tủa. Tính m
X gồm các chất: HCHO; CH3COOH; CH3-CH(OH)-COOH; HCOOCH3; C6H12O6
Hay C(H2O); C2(H2O)2; C3(H2O)3; C2(H2O)2; C6(H2O)6
Dễ thấy các hợp chất trong X đều có dạng: Cn(H2O)n
n kết tủa = n BaCO3 = 78,8 : 197 = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố C ta có:
nBaCO3 = nCO2 = 0,4 mol
=> nH2O = nC = nCO2 = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng
m = mC + mH2O = 0,4.12 + 0,4.18 = 12 gam.
Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là:
nCaCO3 = nCO2 = 40 : 100 = 0,4 mol
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
=> nGlucozo = nCO2 : 2 = 0,2 mol
Do hiệu suất phản ứng lên men đạt 75%
=> m glucozo cần dùng = 0,2.180.(100:75) = 48 gam.