Luyện tập Đồng và hợp chất của đồng (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính chất hóa học của CuO

    Dung dịch X tác dụng với CuO tạo ra dung dịch có màu xanh lam. X là

    Hướng dẫn:

    CuO là oxit bazơ => tan trong dung dịch axit H2SO4 tạo muối CuSO4 có màu xanh lam.

    Phương trình phản ứng minh họa

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định chất rắn X

    Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là:

    Hướng dẫn:

     Theo bài ra:

    • Dung dịch Y tác dụng với NH3 xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan \Rightarrow loại Fe và FeO vì kết tủa tạo thành là Fe(OH)2 có màu trắng xanh và không tan trong NH3.
    • Chất rắn X tác dụng với HCl \Rightarrow loại Cu

    Vậy X là CuO

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2

    CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4Cl 

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

                                      Màu xanh thẫm

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu

    Cho 5,6 gam gồm Mg và Cu tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng của Mg và Cu trong hỗn hợp đầu lần lượt là

    Hướng dẫn:

     nAgNO3 = 0,4 mol

    Giả sử Ag phản ứng hết, khi đó Ag+ chuyển hết thành Ag

    \Rightarrow mAg = 0,4.108 = 43,2 gam > mA 

    Vậy AgNO3 chưa phản ứng hết.

    Ta có mA = mAg = 32,4 gam \Rightarrow nAg = 0,3 mol

    Gọi số mol của Mg và Cu lần lượt là x và y mol

    Theo bài ta có: 24x + 64y = 5,6                  (1)

    Mg ightarrow Mg+2 + 2e                                               Ag + e ightarrow Ag+

      x                    2x                                               0,3   0,3

    Cu ightarrow Cu+2 + 2e

     y                    2y

    Bảo toàn e ta có: 2x + 2y = 0,3                  (2)

    Từ (1) và (2) ta có x = 0,1; y  = 0,05

    Trong hỗn hợp ban đầu:

    mMg = 0,1.24 = 2,4 gam

    mCu = 0,05.64 = 3,2 gam

  • Câu 4: Thông hiểu
    Cân bằng phản ứng Cu tác dụng HNO3 đặc

    Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng cân bằng

    Cu + 4HNO3→ Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

    Tổng hệ số tối giản là: 1 + 4 + 1 + 2 + 2 = 10.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Tìm giá trị lớn nhất của m

    Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là

    Hướng dẫn:

    nCuCl2 = 0,05 mol; nNaCl = 0,25 mol

    \Rightarrow nCl- = 2.0,05 + 0,25 = 0,35 mol

    Ta có: ne = It/F = 0,2 mol

    ở catot:                                                     Ở anot:

    Cu2+ + 2e → Cu                                     2Cl- → Cl2+ 2e

    0,05 → 0,1                                             0,2      ←     0,2

    2H2O + 2e → H2 + 2OH-

                  0,1      →     0,1 

    Do ở anot: nCl- pứ = 0,2 mol < 0,35 mol nên Cl- chưa bị điện phân hết \Rightarrow nước chưa bị điện phân.

    Dung dịch sau điện phân có OH-

    Al + OH- + H2O → AlO2- + 3/2H2

    Ta có: nAl = nOH- = 0,1 mol \Rightarrow m = 2,7 gam

  • Câu 6: Nhận biết
    Kim loại tác dụng với H2SO4 loãng

    Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

    Hướng dẫn:

    Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Al, Mg, Fe, Zn.

    Loại các đáp án có Ag, Cu, Au, Pt không phản ứng với H2SO4 loãng.

  • Câu 7: Nhận biết
    Phản ứng hóa học của kim loại đồng

    Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

    Hướng dẫn:

    Kim loại Cu chỉ phản ứng với dung dịch AgNO3:

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính thể tích khí NO

    Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    nCu = 0,05 mol; nHNO3 = 0,8 mol, nH2SO4 = 0,02 mol

     \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm n}_{\mathrm H^+}\;=\;0,12\;\mathrm{mol}\\{\mathrm n}_{{\mathrm{NO}}_3^-}\;=\;0,08\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

    3Cu + 8H+ + 2NO3- ightarrow 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

    \mathrm{Ta}\;\mathrm{có}:\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm H^+}}8\;<\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}}3<\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{NO}}_3^-}}2\;\Rightarrow\mathrm H^+\;\mathrm{phản}\;\mathrm{ứng}\;\mathrm{hết}

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{NO}}\;=\;\frac28.{\mathrm n}_{\mathrm H^+}\;=\;0,03\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow V = 0,03.22,4 = 0,672 lít

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính chất vật lí của kim loại đồng

    Cho các tính chất sau:

    (a) là kim loại có màu đỏ.

    (b) là kim loại nhẹ.

    (c) nóng chảy ở nhiệt độ cao.

    (d) tương đối cứng.

    (e) dễ kéo dài và dát mỏng.

    (g) dẫn điện tốt.

    (h) dẫn nhiệt kém.

    Số tính chất vật lí là tính chất vật lí của kim loại đồng là

    Gợi ý:

    Tính chất vật lí của kim loại đồng:

    - Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng (có thể dát mỏng đến 0,0025 mm, mỏng hơn giấy viết 5 - 6 lần).

    - Có độ dẫn điện và dẫn nhiệt rất cao (chỉ kém bạc).

    - Khối lượng riêng lớn 8,98 g/cm3.

    - Nhiệt độ nóng chảy cao 1083oC.

    Vậy có 4 tính chất vật lí là tính chất vật lí của đồng: (a), (c), (e), (g).

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

     nH2 = 0,15 mol

    nNO2 = 0,3 mol

    Khi X tác dụng với HCl thì chỉ có Al tham gia phản ứng:

    2Al + 6HCl ightarrow 2AlCl3 + 3H2

    0,1             \leftarrow               0,15

    Khi cho X tác dụng với HNO3 đặc nguội, chỉ có Cu phản ứng (Al bị thụ động hóa)

    Cu + 4HNO3  ightarrow Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

    0,15                  \leftarrow                   0,3

    \Rightarrow m = mAl + mCu = 27.0,1 + 64.0,15 = 12,3 gam

  • Câu 11: Nhận biết
    Loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4

    Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Thêm lượng dư Fe:

    Phương trình phản ứng:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Kết thúc phản ứng, lọc bỏ kim loại thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:
    • Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

    \RightarrowCu(OH)2 tan đươc trong dung dịch NH3

    • Cr(OH)2 là bazơ, tác dụng với axit và không tác dụng với bazơ \Rightarrow không có tính lưỡng tính
    • 3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

    \Rightarrow Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl

    • 2NH3 + 3CuO \xrightarrow{t^\circ} 3Cu + N2↑ + 3H2O

    \Rightarrow Khí NH3 khử được CuO nung nóng

  • Câu 13: Nhận biết
    Đồng thau

    Đồng thau là hợp kim

    Gợi ý:

     Đồng thau là hợp kim Cu-Zn (45%Zn) có tính cứng và bền hơn đồng.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Nhúng một lá kim loại M chỉ có hóa trị II trong hợp chất, có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là

    Hướng dẫn:

     nAgNO3 = 1.0,2 = 0,2 mol

    M + 2AgNO3 ightarrow M(NO3)2 + 2Ag 

    0,1  \leftarrow 0,2     ightarrow    0,1

    mmuối = 0,1.(M + 62.2) = 18,8 

    \Rightarrow M = 64 

    Vậy M là Cu

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hỗn hợp kim loại

    Cho m gam hỗn hợp A gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 1,68 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp A trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư => chỉ có Al phản ứng

    nH2 = 1,68 : 22,4 = 0,075 mol

    Phương trình hóa học

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    => nAl = 2/3.nH2 = 2.0,075 : 3 = 0,05 mol

    Cho hỗn hợp A trên tác dụng HNO3 đặc nguội thì chỉ có chỉ có Cu phản ứng

    nNO2 = 0,15 mol

    Bảo toàn e:

    2nCu = nNO2

    => nCu = 0,15 :2 = 0,075 mol

    => m = mAl+ mCu = 0,05.27 + 0,075.64 = 6,15 gam.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính nồng độ mol của dung dịch ban đầu

    Sau một thời gian điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 thu được 1,344 lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Ngâm thanh Al đã đánh sạch trong dung dịch sau điện phân thấy khối lượng thanh Al tăng 6,12 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là

    Hướng dẫn:

     nkhí = 0,06 mol

    Do khối lượng thanh Al tăng nên dung dịch sau điện phân có chứa Cu2+
    \Rightarrow Cu2+ bị điện phân chưa hết
    Anot:                                                              Catot:
    H2O - 2e → 2H+ + 0,5O2                              Cu2+ + 2e → Cu
    0,24 ← 0,24 ← 0,06                                              0,24 → 0,12
    Dung dịch sau điện phân chứa: Cu2+ (x mol); H+ (0,24 mol); SO42-

         2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2                           (1)

    0,08 ← 0,24

        2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu                         (2)

         x → 1,5x             →      1,5x

    m thanh Al tăng = m bám – m tan = mCu(2) – (mAl(2) + mAl(1))

    \Rightarrow 64.1,5x – (27x + 27.0,08) = 6,12

    \Rightarrow x = 0,12

    \Rightarrow nCuSO4 bđ = 0,12 + 1,5x = 0,3 mol

    \Rightarrow CM = 0,3/0,5 = 0,6M

  • Câu 17: Nhận biết
    Xác định trường hợp xảy ra phản ứng

    Trường hợp xảy ra phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Đồng là kim loại đứng sau chì và hiđro trong dãy điện hóa nên không phản ứng ứng dung dịch Pb(NO3)2, HCl loãng và H2SO4 loãng. Tuy nhiên, với sự có mặt của oxi, đồng bị oxi hóa thành muối Cu(II):

    2Cu + 4HCl + O2 ightarrow 2CuCl2 + 2H2O

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính giá trị của m

     Đem nung m gam Cu(NO3)2 đến khi khối lượng không đổi, rồi cân thấy khối lượng chất rắn giảm 0,54 gam. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol Cu(NO3)2 là x

     Cu(NO3)2 \xrightarrow{t^\circ} CuO + 2NO2 + 1/2 O2

      x                                2x          0,5x

    mrắn giảm = mNO2 + mO2 = 2x.46 + 0,5.32 = 0,54

    \Rightarrow x = 0,005 mol

    \Rightarrow mCu(NO3)2 = 0,005.188 = 0,94 gam

  • Câu 19: Thông hiểu
    Hiện tượng khi cho Cu tác dụng HNO3 loãng

    Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh Cu vào dung dịch HNO3 loãng

    Hướng dẫn:

     Phương trình hóa học xảy ra

    Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

    → Hiện tượng: khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng thì dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2 và khí màu nâu đỏ NO2.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Các dung dịch tác dụng được với Cu

    Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với

    Hướng dẫn:

    (2) 3Cu + 8HNO3 ightarrow 3Cu(NO3)2 + 4H2O

    (3) Cu + 2AgNO3 ightarrow Cu(NO3)2 + 2Ag

    (5) Cu + 2Fe(NO3)3 ightarrow 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo