Luyện tập Nhận biết một số ion trong dung dịch

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phương pháp thử màu ngọn lửa ion.

    Cho 5 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có 1 loại cation: K+, Li+, Na+, Mg2+, Zn2+. Nếu chỉ dùng cách thử màu ngọn lửa thì có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch?

    Gợi ý:

    Khi đốt cháy màu ngọn lửa của

    - Li+ thấy màu đỏ tía.

    - K+ thấy màu tím.

    - Na+ thấy màu vàng.

    - Mg2+ và Zn2+ thấy màu trắng.

  • Câu 2: Nhận biết
    Điều kiện tồn tại của ion

    Điều kiện để trong một dung dịch không thể có nhiều loại anion là 

    Gợi ý:

     Điều kiện để trong dung dịch có thể có nhiều loại anion là trong dung dịch đó chỉ có mặt các cation không tác dụng với anion và môi trường của dung dịch không phải là môi trường axit.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nhận biết dãy dung dịch.

    Dãy dung dịch nào sau đây đều làm quỳ tím chuyển qua màu xanh?

    Gợi ý:

     Các bazơ và một số muối tạo từ axit yếu và bazơ mạnh làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

  • Câu 4: Nhận biết
    Nhận biết cation

    Để nhận biết để nhận biết ion Ba2+ dùng ion

    Gợi ý:

    Để nhận biết ion Ba2+ thường sử dụng ion SO42-, tạo kết tủa BaSO4 không tan trong axit.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính tổng số mol anion

    Một dung dịch có chứa 2 cation Fe2+ 0,1 mol và Al3+ 0,2 mol và 2 anion là Cl x mol và SO42− y mol. Biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Tổng số mol của 2 anion là:

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn điện tích:

    0,1.2 + 0,2.3 = x.1 + y.2                             (1)

    Bảo toàn khối lượng:

    mmuối = mcation + manion

    \Rightarrow 46,9 = 0,1.56 + 0,2.27 + 96y + 35,5x

    \Rightarrow 96y+ 35,5x = 35,9                             (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,2; y = 0,3

    Tổng số mol 2 anion = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Nhận biết các mẫu phân bón

    Cho các mẫu phân bón sau: KCl, Ca(H2PO4)2, NH4H2PO4 và NH4NO3. Dùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các mẫu phân bón trên?

    Hướng dẫn:

    Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào các mẫu phân bón trên: 

    - Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Ca(H2PO4)2

    Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 (↓ trắng) + 4H2O

    - Nếu vừa xuất hiện kết tủa trắng vừa có khí mùi khai thì đó là NH4H2PO4

    2NH4H2PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 (↓ trắng) + 2NH3 

    - Nếu chỉ xuất hiện khí có mùi khai thì đó là NH4NO3

    2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3

    - Không thấy hiện tượng gì là KCl.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nhận biết các muối.

    Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình?

    Gợi ý:

    - Dùng nước Cl2 → lọ đựng NaBr và NaI có màu đậm dần.

    - Dùng hồ tinh bột → dung dịch có màu xanh thẫm là NaI

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Tính khối lượng chất tan

    Một dung dịch X chứa các ion : Mg2+, SO42-, NH4+ và Cl. Chia X thành hai phần bằng nhau:

    - Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).

    - Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa.

    Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch X là

    Hướng dẫn:

    Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH

    NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

    Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

    \Rightarrow khí sinh ra là NH3, kết tủa tạo thành là Mg(OH)2

    \Rightarrow nNH3 = 0,67/22,4 = 0,03 mol

    nMg(OH)2 = 0,58/58 =0,01 mol

    nNH4+ = nNH3 = 0,03 mol

    nMg2+ = nMg(OH)2 = 0,01mol

    Phần 2: tác dụng với dung dịch BaCl2

    Ba2+ + SO42- → BaSO4

    nBaSO4 = 4,66/233 = 0,02 mol

    \Rightarrow nBa2+ = nBaSO4 = 0,02 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

     2.nMg2+ + nNH4+ = 2.nSO42 + nCl− 

    \Rightarrow 2.0,01 + 0,03 = 2.0,02 + nCl

    \Rightarrow nCl− = 0,01 mol

    Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch X là:

    = mMg2+ + mNH4+ + mSO42− + mCl

    = 2.(0,01.24 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,01.35,5)

    = 6,11 gam

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định số ion có trong dung dịch.

    Cho hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3, thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn. Trong dung dịch Y có các cation nào?

    Hướng dẫn:

     Mg, Al, Fe phản ứng với dung dịch AgNO3:

    Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

    Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

    AgNO3+ Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

    Hỗn hợp T chứa 3 chất rắn là Fe2O3, MgO, Ag2O.

    Do Ag+ dư nên Fe2+ hết.

    Vậy dung dịch Y chứa các cation là Mg2+, Al3+, Fe3+, Ag+.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Câu hỏi thực tế.

    Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp tốt nhất để giải quyết hiện trạng trên là:

    Gợi ý:

     Biện pháp xử lý cần đảm bảo loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước, đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả.

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định nồng độ mol của dung dịch

    Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25 ml dung dịch H2C2O4 0,05 M (dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị). Khi chuẩn độ đã dùng hết 46,5 ml dung dịch NaOH. Xác định nồng độ mol của dung dịch NaOH.

    Hướng dẫn:

    H2C2O4 là axit oxalic.

    H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm C}_2{\mathrm O}_4}\;=\;\frac{25}{1000}.0,05\;=\;0,00125\;\mathrm{mol}

    nNaOH = 0,00125.2 = 0,0025 mol

     {\mathrm{CM}}_{\mathrm{NaOH}}\;=\;\frac{0,0025}{0,0465}\;=\;0,0537\;\mathrm M

     

  • Câu 12: Vận dụng
    Sự tồn tại muối trong dung dịch.

    Có 3 dung dịch chứa các ion sau: Ba2+, Mg2+, Na+, SO42-, NO3-, CO32-. Biết rằng mỗi dung dịch chứa một loại anion và một loại cation không trùng lặp. Ba dung dịch đó là

    Hướng dẫn:

    Ba2+ tạo kết tủa với SO42-, CO32- → dung dịch 1 là Ba(NO3)2.

    Mg2+ tạo kết tủa với CO32- → dung dịch 2 là MgSO4.

    Còn lại là dung dịch Na2CO3.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính khối lượng muối khan

    Dung dịch Y chứa 0,2 mol Ca2+; 0,1 mol Mg2+; 0,4 mol Cl; y mol HCO3-. Cô cạn dung dịch Y lượng muối khan thu được là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

    0,2.2 + 0,1.2 = 0,4.1+ y

    \Rightarrow y = 0,2 mol

    Khi cô cạn dung dịch Y: 

    2HCO3- → CO32- + CO2 + H2O

    0,2            0,1 mol

    Khối lượng muối khan thu được là:

    0,2.40 + 0,1.24 + 0,4.35,5 + 0,1.60

    = 30,6 gam

  • Câu 14: Thông hiểu
    Thành phần của dung dịch A

    Cho hỗn hợp FeS và FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch A chứa các ion nào sau đây?

    Gợi ý:

     Khi phản ứng xảy ra, HNO3 oxi hóa sắt và ion của sắt đến số oxi hóa cao nhất.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Loại bỏ nhiều ion ra khỏi dung dịch.

    Dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl. Muốn loại bỏ được nhiều ion ra khỏi dung dịch (mà không đưa thêm ion mới vào) có thể cho tác dụng với chất nào sau đây?

    Gợi ý:
    • Khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch trên thì

    Ca2+ + CO32- → CaCO3

    Mg2+ + CO32- → MgCO3

    Ba2+ + CO32- → BaCO3

    2H++ CO32- → CO2↑+ H2O

    • Số ion còn lại trong dung dịch là Na+ và Cl-.

     

  • Câu 16: Thông hiểu
    Nhận biết chất kết tủa.

    Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch NaOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

    Hướng dẫn:

    Cho NaOH dư lần lượt vào các chất sau, sau đó lại thêm NH3 dư vào, ta có:

    • CuCl2:

    2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [ Cu(NH3)4 ](OH)2

    • ZnCl2:

    2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2 + 2NaCl

    Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

    • AlCl3:

    3NaOH + AlCl3→ Al(OH)3↓ + 3NaCl

    NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2 O

    • FeCl3:

      3NaOH + FeCl3 →Fe(OH)3↓ + 3NaCl.

      → chỉ thu được kết tủa FeCl3.

  • Câu 17: Nhận biết
    Nhận biết nhiều ion

    Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết được các dung dịch nào?

    Hướng dẫn:

     

    Nhận biết các ion: cho dung dịch NaOH từ từ vào 5 mẫu thử đến dư đồng thời đun nhẹ:

    - Mẫu sủi bọt khí mùi khai là NH4+: NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O.

    - Mẫu tạo kết tủa trắng đục là Mg2+: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2.

    - Mẫu tạo kết tủa đỏ nâu là Fe3+: Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3.

    - Mẫu tạo kết tủa keo trắng, kết tủa tan khi cho NaOH dư là Al3+:

    Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

    Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

    - Mẫu không có hiện tượng là Na+.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính giá trị thể tích.

    Dung dịch X chứa 5 loại ion Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl và 0,2 mol NO3. Thêm dần V ml dung dịch Na2CO3 2M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là:

    Hướng dẫn:

     Theo định luật bảo toàn ion:

    2.(nMg2+ + nBa2+ + nCa2+) = nCl+ nNO3= 0,4 mol

    ⇒ nMg2+ + nBa2+ + nCa2+ = 0,2 mol = nCO32−

    ⇒ V=(0,2/2)1000 = 100ml

  • Câu 19: Nhận biết
    Nguyên tắc nhận biết một ion

    Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch là dùng:

    Gợi ý:

    Để nhận biết một ion trong dung dịch, người ta thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng như: một chất kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí khó tan, sủi bọt, bay khỏi dung dịch. 

  • Câu 20: Thông hiểu
    Phân biệt 3 anion

    Những hóa chất phân biệt các ion sau: SO42-, SO32-, CO32-?

    Hướng dẫn:

    Cho HCl vào từng dung dịch:

    CO32- + 2H+ ightarrow CO2\uparrow + H2O

    SO32- + 2H+  ightarrow SO2\uparrow + H2O

    Nhận biết SO2 bằng dung dịch Br2:

    SO2 + Br2 + 2H2O ightarrow 2HBr + H2SO4

    Nhận biết SO42- ightarrow BaSO4\downarrow

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo