Hợp chất của sắt

Bài học Hợp chất của sắt đưa ra các nội dung chi tiết tính chất một số hợp chất quan trọng của sắt. Bên cạnh đó nội dung câu hỏi luyện tập cũng được xây dựng dựa trên khung chương trình học.

I. Hợp chất sắt (II)

Trong phản ứng hóa học, ion Fe2+ dễ nhường 1e => Fe3+

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.

1. Sắt (II) oxit (FeO)

  • FeO là chất rắn, màu đen, không tan trong nước, không có trong tự nhiên. Dễ bị oxi hóa thành Fe(III)

  • FeO tác dụng với dung dịch HNO3 được muối sắt (III).
3FeO + 10HNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}​ 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Phương trình ion rút gọn như sau:

3FeO + NO3- + 10H+ → 3Fe3+ + NO + 5H2O

  • Điều chế: dùng H2 hay CO khử sắt (III) oxit ở 500oC:

Fe2O3 + CO \overset{t^{o} }{\rightarrow}  2FeO + CO2

2. Sắt (II) hidroxit (Fe(OH)2)

  • Fe(OH)2 kết tủa màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.
  • Fe(OH)2 có tính bazo.
  • Trong không khí Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

Trong không khí bị oxi hóa thành Fe(OH)3

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Phản ứng của FeSO4 với dung dịch NaOH

Vì vậy, muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.

3. Muối sắt (II)

Muối sắt (II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III) bởi các chất oxi hóa.

FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

6FeSO4 + 2Br2 → 2FeBr3 + 2Fe2(SO4)3

Dung dịch muối sắt(II) làm mất màu dung dịch KMnO4, K2Cr2O7 trong môi trường axit.

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 5Fe2(SO4)3 + MnSO4 + 8H2O

Điều chế: cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2

Chú ý: dung dịch muối sắt (II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt (II) sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).

Câu trắc nghiệm mã số: 1851,1863

II. Hợp chất sắt (III) 

Trong các phản ứng hóa học, ion Fe3+ có thể nhận 1 hoặc 3 electron để trở thành ion Fe2+ hoặc Fe.

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.

1. Sắt (III) oxit Fe2O3

  • Fe2O3 là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.

Bột Fe2O3

  • Fe2O3 là oxit bazơ, dễ tan trong dung dịch axit mạnh.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Bị CO hoặc H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành Fe.

Fe2O3 + 3H2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} ​ 2Fe + 3H2O

  • Điều chế: phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

2Fe(OH)3 ​\overset{t^{o} }{\rightarrow} Fe2O3 + H2O

  • Sắt (III) oxit có trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit dùng để luyện gang.

2. Sắt (III) hidroxit

  • Là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt (III).

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

  • Điều chế: cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt (III).

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

3. Muối sắt (III)

  • Các muối sắt (III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II).

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Cu + 2FeCl3 (vàng nâu) → CuCl2 + FeCl2

Lưu ý: Với các kim loại có tính khử mạnh hơn Fe2+, nếu còn dư chúng sẽ khử tiếp tục Fe2+ về Fe.

Mg (dư) + FeCl2 → Fe + MgCl2

Do đó có thể viết:

2FeCl3 + 3Mg → 2Fe + 3MgCl2

Một số muối như: sắt (III) hydrocacbonat, sắt (III) cacbonat,… không bền trong dung dịch nước, chúng bị thủy phân thành sắt (III) hydroxit và axit tương ứng.

2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Muối FeCl3 được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.

Lưu ý: Oxit sắt từ Fe3O4 bản chất: Fe3O4 = FeO.Fe2O3

Câu trắc nghiệm mã số: 245,1865,1866
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo