Luyện tập Peptit và protein

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Loại peptit.

    Các peptit có từ 11-50 gốc α-amino axit được gọi là:

    Gợi ý:

     - Oligopeptit là các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.

    - Polipeptit là các pepptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.

  • Câu 2: Vận dụng
    Cấu tạo peptit

    Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit T thì thu được 1 mol glyxin, 3 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn T thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly và tripeptit Ala-Ala-Val. Amino axit đầu N và amino axit đầu C ở pentapeptit T lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Thủy phân không hoàn toàn T thu được Gly-Ala, Ala-Gly và Ala-Ala-Val nên T là: Ala-Gly-Ala- Ala-Val.

    → Amino axit đầu N là Ala và amino axit đầu C là Val.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala ( mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Gly-Ala + 2KOH → Gly-K + Ala-K+ H2O

    x                                  x         x

    113x + 127x = 2,4

    ⇒ x = 0,01 mol.

    ⇒ m = 0,01.146 = 1,46 gam.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai

    Khi nói về protein phát biểu nào sau đây sai?

    Gợi ý:

    B sai vì protein có 2 dạng: dạng hình sợi và dạng hình cầu. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành các dung dịch keo.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tripeptit

    Chất nào sau đây là tripeptit?

    Gợi ý:

     Tripeptit được tạo bởi 3 gốc amino axit.

  • Câu 6: Nhận biết
    Màu phản ứng

    Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính giá trị m

    Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8O4N2) và chất Z (C4H8N2O3) ; trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Y là NH4–OOC–COO–NH4: a mol

    Z là H2N–CH2–CO–NH–CH2–COOH: b mol.

    X + NaOH:

    nkhí = nNH3 = 2a = 0,2 mol.

    Mx = 124a + 132b = 25,6

    \Rightarrow a = 0,1 và b = 0,1 mol

    X + HCl:

    0,1 mol (COOH)2 và 0,2 mol H3NCl – CH2 – COOH

    → m = 0,1.90 + 0,2.111,5 = 31,30 (gam)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Cấu tạo peptit

    Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X ngoài các α-amnioaxit còn thu được các đipeptit: Gly – Ala, Phe – Val, Ala – Phe. Cấu tạo đúng của X là:

    Hướng dẫn:

    X là tetrapeptit nên X có 4 mắt xích.

    - Thủy phân X thu được Gly – Ala và Ala – Phe

    → đoạn mạch có: Gly – Ala – Phe.

    - Thủy phân X thu được cả Phe – Val

    → X là Gly – Ala – Phe – Val.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính số đồng phân peptit X

    Cho một đipeptit X có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit X (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là:

    Hướng dẫn:

    Các đồng phân của X chỉ chứa α-amino axit nên:

    NH2–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)COOH ( ala – Ala )

    NH2–CH2–CO–NH–CH(C2H5 )COOH

    NH2–CH2–CO–NH–C(CH3)2–COOH

    NH2–CH(C2H5 )–CO–NH–CH2COOH

    NH2 – C(CH3)2–CO–NH–CH2COOH.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Đun nóng 29,2 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

     n_{Gly-Ala}\;=\;\frac{29,2}{75+89-18}\;=\;0,2\;mol

    Gly−Ala + H2O + 2HCl → ClH3NCH2COOH +   ClH3NCH(CH3)COOH

    nGly−Ala = 0,2 mol \Rightarrow nH2O = 0,2 mol, nHCl = 0,4 mol

    Bảo toàn khối lượng:

    mmuối = mGly – Ala + mHCl + mH2O

    = 29,2 + 18.0,2 + 0,4.36,5 = 47,4 gam

  • Câu 11: Thông hiểu
    Thuốc thử nhận biết

    Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala với Gly – Ala – Gly là:

    Hướng dẫn:

    A đúng vì Gly – Ala – Gly phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được phức có màu tím đặc trưng gọi là phản ứng màu biure. Gly – Ala là đipeptit không có hiện tượng.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm nhận định sai

    Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:

    Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% và 1ml dung dịch NaOH 30%.

    Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

    Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.

    Nhận định nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

     B sai vì lòng trắng trứng có phản ứng màu biure còn đipeptit thì không có.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tìm công thức X

    X là một tripeptit được tạo thành từ một amino axit no, mạch hở có một nhóm COOH và một nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. Công thức của amino axit tạo nên X là

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức của amino axit là:

    CnH2n+1O2N ⇒ X là: C3nH6n-1O4N3

    C3nH6n-1O4N3 + (4,5n – 2,25)O2 → 3nCO2 + (3n – 0,5)H2O + 1,5N2

    n_X\;=\;\frac{2,025}{4,5n\;-\;2,25}\;=\;0,3\;\Rightarrow n\;=\;2

    ⇒ amino axit là C2H5O2N (glyxin).

     

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tìm số công thức phù hợp

    Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit, trong đó có Gly-Ala-Val nhưng không thu được peptit Gly-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là:

    Hướng dẫn:

    - Thủy phân hoàn toàn X thu được thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val nên X là pentapeptit.

    - Không thủy phân hoàn toàn X thu được peptit trong đó có Gly-Ala-Val nhưng không thu được peptit Gly-Gly nên công thức của X có thể thỏa mãn là:

    Gly - Ala - Val - Gly - Ala

    Gly - Ala - Val - Ala - Gly

    Ala - Gly - Ala - Val - Gly

    Gly - Ala - Gly - Ala – Val.

  • Câu 15: Nhận biết
    Cấu tạo peptit.

    Trong phân tử Gly-Ala đầu, amino axit đầu C chứa nhóm:

  • Câu 16: Thông hiểu
    Số chất có phản ứng.

    Cho các loại hợp chất sau: đipeptit, polipeptit, protein, glixerol, litpit, đisaccarit. Có bao nhiêu chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

    Hướng dẫn:

    - Polipeptit và protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH.

    - Glixerol và đisaccarit tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Tìm giá trị gần m nhất

    Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3 peptit mạch hở X, Y và Z bằng dung dịch NaOH, thu được 22,55 gam hỗn hợp các muối natri của glyxin, alanin và valin. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam thì cần 17,64 lít khí oxi (đktc), thu được 10,8 gam H2O. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

    Hướng dẫn:

     T + NaOH → CnH2nNO2Na + H2O.

    y       → x             → x                 y

    T + O2 → CO2 + H2O + N2

    0,7875        xn     0,6

    Ta có hệ phương trình:

    (14n + 69)x = 22,55    (1)

    2xn + 2y – x = 1,2       (2) (bảo toàn H)

    2xn – x – y = 0,975     (3) (bảo toàn O)

    Từ (1), (2), (3) ta có xn = 0,625, x = 0,2, y = 0,075.

    BTKL: 22,55 + 0,075.18 – 0,2.40 = 15,9 gam.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Khối lượng phân tử peptit.

    Hexapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Ala-Gly-Val có khối lượng phân tử là

    Gợi ý:

    MAla-Gly-Ala-Ala-Gly-Val = 89.3 + 75.2 + 117 – 5.18 = 444

  • Câu 19: Nhận biết
    Khái niệm peptit

    Peptit là

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính số oxi trong X

    Một peptit X mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Khi đốt cháy 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử X là:

    Hướng dẫn:

    Ta có X thủy phân chỉ thu được glyxin nên gọi CTTQ của X là: (Gly)n

    ⇒ X: nC2H5O2N – ( n–1)H2O = CnH3n+2On+1Nn

    Đốt cháy X:

    CnH3n+2On+1Nn → (1,5n + 1) H2O

    ⇒ 0,84 = 0,12.(1,5n + 1)

    ⇒ n = 4

    ⇒ số nguyên tử oxi trong X = 5.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo