Luyện tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Làm mềm nước cứng tạm thời

    Cho các chất sau đây: HCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ cation Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng

    Nên chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là những chất hòa vào nước để kết hợp với ion Ca2+ , Mg2+ thành các chất kết tủa không tan trong nước.

    Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3\downarrow + 2H2O

    Ca(HCO3)2 + Na2CO3→ CaCO3\downarrow + 2NaHCO3

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 0,02 mol; nBa2+ = 0,012 mol

    nOH- = 0,1.0,06 + 0,12.2,0,1 = 0,03 mol

    Ta có tỉ lệ:

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}\;=\;1,5

    \Rightarrow tạo 2 muối CO32- và HCO3- với số mol lần lượt là x và y

    Bảo toàn C ta có:

    x + y = nCO2 = 0,02 mol                                                  (1)

    Bảo toàn điện tích ta có:

    2x + y = nNa+ + 2nBa2+ = 0,006 + 0,024 = 0,03 mol       (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,01 mol, y = 0,01 mol

    \Rightarrow nBaCO3 = nCO32- = 0,01 mol ( vì nBa2+ > nCO3)

    \Rightarrow mBaCO3 = 0,01.197 =  1,97 gam

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định chất X

    Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

    Hướng dẫn:

    Ca(HCO3)2 là chất lưỡng tính: 

    Ca(HCO3)2 + 2HCl ightarrow CaCl2 + 2CO2\uparrow + 2H2O

    Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ightarrow 2CaCO3\downarrow + 2H2O

     Vậy chất X là Ca(HCO3)2.

  • Câu 4: Nhận biết
    Loại bỏ cặn trong ấm đun nước

    Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Lớp cặn trong cặn ấm đun nước thường là CaCO3 (có thể do nước sử dụng là nước cứng tạm thời, toàn phần,...). Dùng giấm ăn (có chứa axit yếu là axit axetic CH3COOH) để hòa tan cặn:

    2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

  • Câu 5: Vận dụng
    Tìm giá trị của a

    Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là:

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 0,1792/22,4 = 0,008 mol; nBaCO3 = 0,0015 mol

    Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50ml dung dịch X lần lượt là x, y ta có:

    nOH- = x + 2y; nBa2+ = y

    Phương trình phản ứng trung hòa:

         H+  +    OH- ightarrow  H2O

    (x + 2y)\leftarrow(x + 2y)

    Từ phương trình ta có: x + 2y = 0,1.0,1 = 0,01 mol

    Phản ứng với CO2 ta có: 

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}\;=\;\frac{0,01}{0,008}\;=\;1,25    \Rightarrow\hspace{0.278em}1<\hspace{0.278em}\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}\hspace{0.278em}<\hspace{0.278em}2

    Vậy có 2 muối tạo thành: CO32- a mol và HCO3- b mol

    CO2 + 2OH- ightarrow CO32- + H2O

    a    \leftarrow  2a     \leftarrow  a      

    CO2 + OH- ightarrow HCO3-

     b   \leftarrow  b     \leftarrow   b 

    \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}\;=\mathrm a\;+\;\mathrm b\;=\;0,008\\{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}\;=\;2\mathrm a\;+\;\mathrm b\;=\;0,01\end{array}ight.  \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_3^{2-}}\;=\;0,002\\{\mathrm n}_{{\mathrm{HCO}}_3^-}\;=\;0,006\end{array}ight.

    Ta thấy nCO32- > nBaCO3 

    \Rightarrow Toàn bộ Ba2+ đã phản ứng tạo kết tủa.

    \Rightarrow y = 0,0015 mol

    \Rightarrow x = 0,01 - 0,0015.2 = 0,007 mol

    Vậy a = CM NaOH = 0,14M

  • Câu 6: Nhận biết
    Hợp chất dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương

    Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

    Hướng dẫn:

     Thạch cao nung (CaSO4.H2O) có khả năng kết dính tốt nên trong y học dùng để bó bột; trong xây dựng dùng để sản xuất xi măng chịu nước; đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng trang trí nội thất; làm phấn viết.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba,

    (1) bán kính nguyên tử tăng dần.

    (2) tính kim loại tăng dần.

    (3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

    (4) nhiệt độ sôi giảm dần.

    (5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

     Các phát biểu đúng là: (1); (2); (5)

    (3) sai vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ tuy cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp.

    (4) sai vì nhiệt độ sôi các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo quy luật.

  • Câu 8: Vận dụng
    Loại bỏ tính cứng tạm thời

    Một loại nước cứng tạm thời chứa ion Ca2+. Cô cạn 100 ml dung dịch nước cứng này thu được 156,8 ml CO2 (đktc). Để loại bỏ tính cứng tạm thời của 1 lít nước cứng này cần dùng tối thiểu số ml dung dịch NaOH 0,1M là:

    Hướng dẫn:

     nCa(HCO3)2 = nCO2 = 0,007 mol

    Ca(HCO3)2 \xrightarrow{t^\circ} CaCO3\downarrow + CO2  + H2O

       0,007         \leftarrow                 0,007         

    Trong 1 lít nước cứng có 0,07 mol Ca(HCO3)2          

    Ca(HCO3)2 + NaOH ightarrow CaCO3\downarrow + NaHCO3 + H2O

       0,07     ightarrow     0,07

    \Rightarrow VNaOH = 0,07/0,1 = 0,7 lít = 700 ml  

  • Câu 9: Nhận biết
    Trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ

    Không gặp kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ở dạng tự do trong tự nhiên vì

    Gợi ý:

     Do là những kim loại hoạt động hóa học rất mạnh nên kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định kim loại kiềm thổ

     Cho 0,88 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,85 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức chung của kim loại và oxit là MOx (0 < x < 1) với số mol là a

    Ta có sơ đồ phản ứng:

    MOx \xrightarrow{+\mathrm{HCl}} MCl2 + H2O + H2

    mhh = a(M + 16x) = 0,88                    (1)

    mmuối = a(M + 71) = 2,85                   (2)

    Chia từng vế của (1) cho (2) ta được:

    \frac{\mathrm M\;+\;16\mathrm x}{\mathrm M\;+\;71}\;=\;\frac{0,88}{2,85}

    \Rightarrow 1,97M = 62,48 – 45,6x

    Vì 0 < x < 1 nên 8,7 < MM < 31,7

    Vậy M là magie (Mg) hoặc beri (Be)

    Dựa vào đáp án chọn Mg

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Xác định kim loại có mặt trong hỗn hợp

    Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là:

    Hướng dẫn:

     Gọi công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x

    Phương trình phản ứng:

    MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2

    CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2

    nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol

    Sau phản ứng thu được muối axit và kết tủa:

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

    2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

    nCO2 = 0,08 + 2.(0,09 - 0,08) = 0,1 = nMCO3

    \Rightarrow MMCO3 = 7,2/0,1 = 71 

    \Rightarrow MM = 12

    Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Tính giá trị của m và x

    Nung m gam hỗn hợp A gồm 2 muối MgCO3 và CaCO3 cho đến khi không còn khí thoát ra, thu được 3,52 gam chất rắn B và khí C. Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết bởi 1 lít dung dịch Ba(OH)2 x mol/lít, thu được 7,88 gam kết tủa. Đun nóng tiếp dung dịch thấy tạo ra 3,94 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và x lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của MgCO3 và CaCO3 lần lượt là a, b:

    MgCO3 \xrightarrow{t^\circ} MgO + CO2

          a              a         a

    CaCO3 \xrightarrow{t^\circ} CaO + CO2

          b             b         b

    nCO2  = a + b mol

    nBaCO3 bđ = 7,88/197 = 0,04 mol

    nBaCO3 dư = 3,94/197 = 0,02 mol

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

    0,04        0,04           0,04

    2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 + H2O

     0,04         0,02              0,02

    Ba(HCO3)2 \xrightarrow{t^\circ} BaCO3+ CO2 + H2O

     0,02                   0,02

    Ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm a\;+\;\mathrm b\;=\;0,08\\40\mathrm a+\;56\mathrm b\;=\;3,52\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm a=\;0,06\\\mathrm b\;=\;0,02\end{array}ight.

    m = 84.0,06 + 100.0,02 = 7,04 gam

    nBa(OH)2 = 0,04 + 0,02 = 0,06 mol

    \Rightarrow x = CM = 0,06/1 = 0,06M 

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Hòa tan hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2 (trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y. Biết X tác dụng vừa đủ 0,16 mol NaOH hoặc 0,24 mol HCl thì hết khí bay ra. Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

     Gọi số mol Na2CO3 và KHCO3 là x mol, Ba(HCO3)2: y mol

    Ta có dung dịch X tác dụng vừa đủ với 0,16 mol NaOH:

    HCO3- + OH- → CO32- + H2O

    \Rightarrow nHCO3- = nOH- = x + 2y = 0,16                    

    Nếu dung dịch X chỉ có HCO3- thì lượng HCl cần dùng tối đa là 0,16 mol < 0,24 mol

    Ba2+ + CO32- ightarrow BaCO3

    y    ightarrow    y   

    \Rightarrow Trong dung dịch X còn chứa CO32- dư: (x - y) mol

    nCO32- dư = x - y = (0,24 - 0,16)/2 = 0,04 mol        

    mBaCO3 = 0,04. 197 = 7,88 gam

  • Câu 14: Nhận biết
    Phương pháp thích hợp để điều chế kim loại Ca từ CaCl2

    Phương pháp thích hợp để điều chế kim loại Ca từ CaCl2

    Gợi ý:

     CaCl2 \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} Ca + Cl2

  • Câu 15: Nhận biết
    Thành phần của nước cứng

    Nước cứng là nước có chứa nhiều cation

    Hướng dẫn:

    Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Phân loại nước cứng

    Một cốc nước có chứa các ion sau: Ca2+; Mg2+; HCO3-; Cl-. Hỏi nước trong cốc thuộc loại nước cứng gì?

    Hướng dẫn:

    Nước cứng tạm thời là do các muối Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2 gây ra.

    Nước cứng vĩnh cữu là do các muối CaCl2; MgCl2; CaSO4; MgSO4 gây ra.

    Nước cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

    → Nước cứng có chứa Ca2+, Mg2+, HCO3-; Cl- thuộc loại nước cứng toàn phần

  • Câu 17: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    - Trong nhóm IIA có Be và Mg không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.

    - Cát (SiO2) có thể phản ứng với Mg ở nhiệt độ cao, do vậy dùng cát dập tắt sẽ làm đám cháy to hơn.

    2Mg + SiO2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ}Si + 2MgO

    - Ca không thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối vì Ca phản ứng với nước trong dung dịch.

    Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    - Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bari có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

  • Câu 18: Nhận biết
    Tác hại của nước cứng

    Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Nước cứng không gây ngộ độc nước uống và cũng không có tính ăn mòn da tay.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Ca(OH)2 phản ứng với Ca(HCO3)2

    Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

    Hướng dẫn:

    Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có kết tủa trắng không tan xuất hiện.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 ↓ + 2H2

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

     Ta có: pH = 13 \Rightarrow pOH = 1 \Rightarrow [OH-] = 0,1 M

    \Rightarrow nOH- = 0,1.0,5 = 0,05 mol

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mbazơ = mkim loại + mOH- = 2,22 + 0,05.17 = 3,07 gam

    Vậy khối lượng chất rắn là 3,07 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo