Luyện tập Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính dẫn điện của kim loại

    Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất:

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính số phản ứng viết không đúng

    Có các phản ứng như sau :

    1. Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

    2. Fe + Cl2 → FeCl2

    3. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

    4. Ca + FeCl2 (dung dịch) → CaCl2 + Fe

    5. Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

    6. 3Fe dư + 8HNO3 loãng → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    Trong các phản ứng trên, số phản ứng viết không đúng là

    Hướng dẫn:

     Các phản ứng viết không đúng là 2, 4:

    2. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

    4.Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + 2H2

       Ca(OH)2 + FeCl2 (dung dịch) → CaCl2 + Fe(OH)2\downarrow

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại thường dùng làm vật liệu dẫn điện, nhiệt

    Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt?

    Gợi ý:

     Trong thực tế người ta thường sử dụng 2 kim loại để làm vật liệu dẫn điện và dẫn nhiệt là Cu và Al.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tính oxi hóa của ion kim loại

    Cho 4 ion Al3+, Zn2+, Cu2+, Pt2+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh hơn Pb2+?

    Gợi ý:

    Các ion của kim loại đứng sau Pb trong dãy điện hóa có tính oxi hóa mạnh hơn Pb2+

    \Rightarrow Các ion là: Cu2+, Pt2+

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định dung dịch X

    Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là

    Hướng dẫn:

    Dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên nó có thể oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) lên số oxi hóa cao nhất.

    \Rightarrow Khi phản ứng với HNO3 thì Fe sẽ bị oxi hóa lên mức cao nhất là \overset{+3}{\mathrm{Fe}}

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng

    Hòa tan hoàn toàn 29 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là

    Hướng dẫn:

    nH2 = 0,6 mol \Rightarrow nCl- = 2nH2 = 1,2 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mmuối = mKL + mCl- = 29 + 35,5.1,2 = 71,60 gam

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là

    Hướng dẫn:

     Gọi kim loại là M:

    {\mathrm n}_{\mathrm M}\;=\;\frac{2.52}{\mathrm M}

    {\mathrm n}_{\mathrm{muối}}\;=\;\frac{6,84}{2\mathrm M\;+\;96\mathrm x}

    2M + xH2SO4 ightarrow M2(SO4)x + xH2

    Ta có: nM = 2nmuối

    \Rightarrow\frac{2.52}{\mathrm M}\;=\;\frac{2.6,84}{2\mathrm M\;+\;96\mathrm x}

    \Rightarrow M = 28x

    Vì M là kim loại nên x có giá trị 1, 2, 3.

    • Nếu x = 1 \Rightarrow M = 28 (loại)
    • Nếu x = 2 \Rightarrow M = 56 (Fe)
    • Nếu x = 3 \Rightarrow M = 84 (loại)

    Vậy loại loại là Fe

  • Câu 8: Vận dụng
    Tìm mối quan hệ giữa a và b

    Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl:

    FeO + 2H+ → Fe2+ + H2O

    Fe2O3 + 6H+ → Fe3+ + 3H2O

    Gọi số mol mỗi chất trong hỗn hợp là x (mol)

    \Rightarrow\mathrm x\;=\;\frac{\mathrm a}{232}\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}\;=\;\frac{\mathrm a}{232}\mathrm{mol} 

    Hoà tan Cu vào dung dịch trên:

    Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    Khi Cu tan hoàn toàn tức là

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}\;\leq\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{Fe}^{3+}}

    \Rightarrow\frac{\mathrm b}{64}\leq\frac{\mathrm a}{232}\;\mathrm{hay}\;64\mathrm a\;\geq\;232\mathrm b

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm nhận xét đúng

    Cho các phản ứng sau:

    a) Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+

    b) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    c) Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+

    Nhận xét nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

     Chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử diễn ra theo quy tắc \alpha: Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn:

    Từ a) \Rightarrow tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơn Fe2+; tính khử của Fe mạnh hơn Cu.

    Tương tự với phản ứng b, c.

    Vậy nhận xét đúng là:

    Tính oxi hoá: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+> Mg2+.

  • Câu 10: Nhận biết
    Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử

    Phát biểu nào sau đây đúng: Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều

    Gợi ý:

     Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

    Thí dụ:

    Phản ứng giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hóa Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu

           Cu2+        +         Fe     ightarrow         Fe2+       +     Cu

    chất oxi hóa        chất khử         chất oxi hóa     chất khử 

       mạnh                   mạnh                yếu                  yếu

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị x

    Hỗn hợp 1,3 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 2 mol Ag+ sau phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ phần dung dịch thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Giá trị của x có thể là

    Hướng dẫn:

     Hỗn hợp thu được gồm 2 kim loại là Cu và Ag

    Bảo toàn e: ne (Cu2+; Ag+ nhận) > ne (Mg, Zn nhường)

    \Rightarrow 2.2 + 2.1 > 1,3.2 + x.2

    \Rightarrow x < 1,7 mol

  • Câu 12: Thông hiểu
    Loại bỏ tạp chất Fe và Cu khỏi mẫu kim loại Ag

    Một mẫu kim loại Ag dạng bột có lẫn Fe và Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm mẫu Ag trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi cho hỗn hợp kim loại phản ứng với Fe(NO3)3:

    Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

    Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

     \Rightarrow Loại bỏ được tạp chất mà không làm ảnh hưởng đến khối lượng Ag.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính nồng độ của 2 muối ban đầu

    Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm 1 hỗ hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho m gam Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ của 2 muối ban đầu là:

    Hướng dẫn:

    Chất rắn Y gồm 3 kim loại \Rightarrow Gồm Ag, Cu, Fe

    Khi cho Y + HCl \Rightarrow nH2 = nFe(Y) = 0,035 mol

    \Rightarrow Số mol Fe phản ứng: 0,05 - 0,035 = 0,015 mol

    Gọi nồng độ mol 2 muối ban đầu là x M

    \Rightarrow 2nCu2+ + nAg+ = 2nFe pư + 3nAl

    \Rightarrow 0,1.(2x + x) = 2.0,015 + 3.0,03

    \Rightarrow x = 0,4M

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính phần trăm khối lượng của M trong X

    Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm sắt và một kim loại M có hoá trị không đổi. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

    Phần (1): tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 2,128 lít khí (đktc)

    Phần (2): tác dụng với dung dịch HNO3 dư tạo ra 1,792 lít (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5).

    Phần trăm khối lượng của M trong X là

    Hướng dẫn:

     nH2 = 2,128/22,4 = 0,095 mol; nNO = 1,792/22,4 = 0,08 mol

    Phần 1:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    2M + 2xHCl → 2MClx + xH2

    Phần 2: 

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2

    3M + 4xHNO3 → 3M(NO3)x + xNO + 2xH2O

    Xét trong một phần:

    Theo PTHH:

    2nFe + x.nM = 2nH2 = 0,19                 (1)

    3nFe + x.nM = 3nNO = 0,24                (2)

    Lấy (2) − (1) ta có: 

    nFe = 0,24 − 0,19 = 0,05 mol 

    \Rightarrow x.nM = 0,09 \Rightarrow nM = 0,09/m mol

    \Rightarrow mFe = 0,05.56 = 2,8 gam 

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm M}\;=\;\frac{7,22}2\;-\;2,8\;=\;0,81\;\mathrm{gam}

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}\;=\;\frac{2,8}{3,61}.100\%\;=\;77,56\%

    \Rightarrow %M = 100 - 77,56 = 22,44%

  • Câu 15: Nhận biết
    Tính chất hóa học chung của kim loại

    Tính chất hóa học chung của kim loại là

    Gợi ý:

     Từ những đặc điểm về cấu hình eletron, độ âm điện, năng lượng ion hóa của nguyên tử kim loại, ta nhận thấy tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. Nói cách khác, nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương:

    M ightarrow Mn+ + ne

  • Câu 16: Thông hiểu
    Hỗn hợp chất không cùng tồn tại trong một dung dịch

    Hỗn hợp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch ?

    Hướng dẫn:

     Hỗn hợp chất không cùng tồn tại trong một dung dịch là Fe(NO3)2 và AgNOdo xảy ra phản ứng: 

    Fe(NO3)2 + AgNO3 ightarrow Fe(NO3)3 + Ag

  • Câu 17: Nhận biết
    Kim loại có độ cứng cao nhất

    Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?

    Hướng dẫn:

    Kim loại cứng nhất là Cr.

    Kim loại mềm nhất là Cs.

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định các chất tan trong dung dịch

    Hỗn hợp gồm 3 kim loại: Fe, Ag, Cu. Cho X vào dung dịch chỉ chứa 1 chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X. Chất tan trong dung dịch Y là

    Hướng dẫn:

     Ta thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X

    \Rightarrow Chất tan trong dung dịch Y là Fe2(SO4)3

  • Câu 19: Thông hiểu
    Xác định hệ số tối giản của chất phản ứng

    Cho sơ đồ phản ứng của kim loại M với HNO3 như sau:

    M + HNO3 → M(NO3)n + NxOy + H2O

    Sau khi cân bằng phương trình hóa học, hệ số tối giản của HNO3

    Hướng dẫn:

    Quan sát phương trình phản ứng ta thấy M tăng từ mức oxi hóa 0 lên mức oxi hóa + n

    \Rightarrow M là chất khử và HNO3 là chất oxi hóa.

    \overset0{\mathrm M}\;ightarrow\overset{+\mathrm n}{\mathrm M}\;+\;\mathrm{ne} 

    \overset{+5}{\mathrm{xN}}\;+\;(5\mathrm x\;-\;2\mathrm y)\mathrm e\;ightarrow{\overset{+2\mathrm y/\mathrm x}{\mathrm N}}_{\mathrm x}{\mathrm O}_{\mathrm y}

    (5x−2y)M + (6x−2y)H+ + x\overset{+5}{\mathrm N}O3-  → {\overset{+2\mathrm y/\mathrm x}{\mathrm N}}_{\mathrm x}{\mathrm O}_{\mathrm y}\;+ (3x - y)H2O

    Suy ra phương trình phản ứng đã cân bằng như sau:

    (5x-2y)M + (6nx-2ny)HNO3 → (5x-2y)M(NO3)n + nNxOy + (3nx-ny)H2O

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Tính khối lượng Mg phản ứng

    Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Mg + 2Fe3+ ightarrow Mg2+ + 2Fe2+

    0,4 \leftarrow 0,8 

    Mg     +  Cu2+ ightarrow Mg2+ + Cu

    0,05  \leftarrow 0,05 

    Mg + Fe2+ ightarrow Mg2+ + Fe

     x \leftarrow  x

    Giả sử có cả 3 phản ứng trên ta có:

    mKl tăng = 56.x + 0,05.64 – 24.(0,05 + x) – 0,4.24 = 11,6 gam

    \Rightarrow x = 0,6 mol < 0,8 (thõa mãn)

    \Rightarrow mMg pứ = 24.(0,05 + 0,6 + 0,4) = 25,2 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 36 lượt xem
Sắp xếp theo