Luyện tập bài Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt (Tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Xác định trị số của a

    Cho dung dịch NaOH lượng dư vào 100ml dung dịch FeCl2 có nồng độ a (mol/l), thu được một kết tủa. Đem nung kết tủa này trong chân không cho đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn, đem hòa tan hết lượng chất rắn này bằng dung dịch HNO3 loãng, có 112cm3 khí NO (duy nhất) thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của a là:

    Hướng dẫn:

     nFeCl2 = 0,1a mol; nNO = 0,005 mol

    2NaOH + FeCl2 \xrightarrow{t^\circ} Fe(OH)2\downarrow + 2NaCl

                       0,1a  ightarrow     0,1a

    Nung kết tủa này trong chân không ta có:

    Fe(OH)2 \xrightarrow{t^\circ} FeO + H2O

       0,1a             0,1a

    3FeO + 10HNO3 ightarrow 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

      0,1a                     ightarrow                  0,1a/3

    \Rightarrow 0,1a/3 = 0,005

    \Rightarrow a = 0,15

  • Câu 2: Nhận biết
    Muối phản ứng với dung dịch HCl

    Dung dịch muối nào sau đây sẽ có phản ứng với dung dịch HCl khi đun nóng?

    Gợi ý:

    Fe2+ + 2H+ + NO3- → Fe3+ + NO2 + H2

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hiện tượng hóa học

    Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng:

    2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(đỏ nâu) + 3CO2↑ + 6NaCl 

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định các chất có trong dung dịch X

    Đốt nóng một ít bột Fe trong bình đựng O2 sau đó cho sản phẩm thu được vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Dung dịch X có:

    Hướng dẫn:

    Đốt Fe trong oxi:

    Fe + O2 ightarrow Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe dư (hỗn hợp X)

    Hỗn hợp X + HCl dư ightarrow FeCl2, FeCl3 và HCl dư

  • Câu 5: Nhận biết
    Sản phẩm thu được sau phản ứng

    Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl \Rightarrow sau phản ứng còn Cu

    Fe phản ứng với HCl:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Vậy các sản phẩm thu được là: FeCl2, Cu và H2

  • Câu 6: Nhận biết
    Chất nào sau đây không phản ứng với sắt

    Sắt không tác dụng được với chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Sắt bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính thể tích axit để hòa tan chất rắn

    Cho luồng khí CO dư đi qua m g hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để hoà tan hết m gam hỗn hợp X là

    Hướng dẫn:

    CO+ CuO \xrightarrow{t^\circ} Cu + CO2

    3CO + Fe2O3 \xrightarrow{t^\circ} 2Fe+ 3CO2 

    Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O trong oxit bị tách ra

    \Rightarrow mO (oxit)= 4,8 gam \Rightarrow nO (oxit)= 0,3 mol

    Cho H2SO4 phản ứng với hỗn hợp X:

    CuO + H2SO4 → CuSO4+ H2

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 3H2

    Từ phương trình vta thấy:

    nH2SO4 = nO (oxit) = 0,3 mol

    \Rightarrow Vdung dịch= 0,3/1= 0,3 lít= 300 ml

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định số dung dịch tham gia phản ứng

    Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và chất rắn Z. Cho các dung dịch sau: CuCl2, Br2, HCl, NaNO3, KMnO4, Na2CO3. Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch Y là:

    Hướng dẫn:

    Sau phản ứng của hỗn hợp X với dung dịch H2SO4 vẫn thu được rắn Z (Cu dư) nên trong dung dịch Y chỉ có muối Fe2+.

    dung dịch Y gồm: Fe2+, Cu2+, H+, SO42-.

    → Dung dịch Y tác dụng được với: Br2, NaNO3, KMnO4, Na2CO3.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng kim loại

    Hòa tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Phần trăm của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là x và y mol

    \Rightarrow mhh = 56x + 64y = 3,04.                               (1)

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

    3.nFe + 2.nCu = 3.nNO \Rightarrow 3x + 2y = 0,12          (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) được x = 0,02 và y = 0,03

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{0,02.56}{3,04}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}36,84\%

    %mCu = 100% - 36,84% = 63,16%

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định dung dịch sau phản ứng

    Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là:

    Hướng dẫn:

    Cu, Fe, Ag tác dụng với dung dịch B thì sau phản ứng Fe, Cu tan còn lượng Ag không đổi thì B phản ứng được với Fe và Cu nhưng không sinh thêm Ag.

    Vậy chất B là Fe(NO3)3

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định công thức oxit sắt

    Khử hoàn toàn một oxit sắt nguyên chất bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn giảm đi 27,58%. Oxit sắt đã dùng là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức oxit là FexOy

    Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng của O trong oxit nên ta có:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm O}\;=\;\frac{16\mathrm y}{56\mathrm y+16\mathrm y}.100\%\;=\;27,58\%

    \Rightarrow 16y = 0,2758.(56x + 16y)

    \Rightarrow x:y = 0,75 = 3:4

    Vậy công thức oxit là Fe3O4

  • Câu 12: Nhận biết
    Chuyển FeCl3 thành FeCl2

    Để chuyển FeCl3 thành FeCl2, có thể cho dung dịch FeCl3 tác dụng với kim loại nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Để chuyển FeCl3 thành FeCl2, có thể cho dung dịch FeCl3 tác dụng với Fe hoặc Cu:

    Fe + 2FeCl3 ightarrow 3FeCl2

    Cu + 2FeCl3 ightarrow 2FeCl2 + CuCl2

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính giá trị của a

    Cho 10 gam hỗn hợp Cu, Fe (Fe chiếm 56% về khối lượng) vào 400 ml dung dịch HNO3 aM thấy giải phóng khí NO duy nhất và còn lại 0,24 gam chất không tan. Giá trị của a là:

    Hướng dẫn:

    Fe chiếm 56% về khối lượng nên trong 10 gam hỗn hợp gồm:

    5,6 gam Fe và 4,4 gam Cu

    \Rightarrow nFe = 0,1 mol

    Sau phản ứng có 0,24 gam rắn không tan là Cu

    \Rightarrow Số mol các chất phản ứng là:

    \Rightarrow nCu pư = 0,06875 - 0,00375 = 0,065 mol

    Phản ứng chỉ tạo muối Fe2+, Cu2+ do còn đồng dư

    • Nhường e:

    \mathrm{Fe}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;3\mathrm e

    \mathrm{Cu}\;ightarrow\overset{2+}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e

    • Nhận e:

    \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm N}

    \Rightarrow  ne trao đổi = 3nNO = 2nFe + 2nCu = 0,33 mol

    \Rightarrow nHNO3 = nNO + nNO3- trong muối = nNO + ne trao đổi

    = 0,33 + 0,11 = 0,44 mol

    \Rightarrow a = 0,44/0,4 = 1,1M

  • Câu 14: Thông hiểu
    Số phản ứng oxi hóa - khử

    Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeS, FeS2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:

    Hướng dẫn:

    Các chất phản ứng với HNO3 xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là: Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(NO3)2, FeSO4, FeS, FeS2, FeCO3. Do trong các chất trên, Fe chưa đạt số oxi hóa cao nhất là +3.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính tỉ khối của Y so với hiđro

    Trộn 0,54 gam bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rối tiến hành phản ứng nhiệt nhôm ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Tỷ khối của Y so vói H2 là:

    Hướng dẫn:

    Gọi nNO2 = a mol; nNO = b mol

    \Rightarrow nhh khí =  a + b = 0,04                                  (1)

    Xét toàn bộ quá trình chỉ có Al cho e và HNO3 nhận e

    Bảo toàn e:

    3nAl = nNO2 + 3nNO \Rightarrow a + 3b = 3.0,02            (2)

    Từ (1) và (2) ta được a = 0,03; b = 0,01

    \Rightarrow{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm Y}\;=\;\frac{0,03.46\;+\;0,01.30}{0,04}\;=\;42

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm Y/{\mathrm H}_2}\;=\;\frac{42}2\;=\;21

  • Câu 16: Vận dụng
    Tìm trị số của m

    Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam Fe2O3 với 8,1 gam Al. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan hỗn hợp các chất thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thì có 3,36 lít H2 (đktc) thoát ra. Trị số của m là:

    Hướng dẫn:

    nAl = 0,3 mol

    Fe2O3 + 2Al \xrightarrow{t^\circ} Al2O3 + 2Fe

    Do chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với NaOH tạo khí nên chất rắn có Al \Rightarrow phản ứng trên có Al dư

    Đặt hỗn hợp sau phản ứng có: Al: x mol \Rightarrow Al2O3: y mol và Fe: 2y mol

    Bảo toàn Al: x + 2y = 0,3 mol

    Rắn + NaOH:

     2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

    \Rightarrow\mathrm x\;=\;\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}}{\displaystyle\frac32}=0,1\;\mathrm{mol}\;\Rightarrow\mathrm y\;=\;0,1\;\mathrm{mol}

    Bảo toàn Fe:

    nFe2O3 = 0,1 mol \Rightarrow m = 16 gam

  • Câu 17: Nhận biết
    Nguyên nhân tạo màu vàng của nươc giếng khoan

    Màu vàng của nước giếng khoan là do hợp chất nào tạo nên?

    Hướng dẫn:

     Sắt tồn tại trong nước giếng khoan dưới dạng Fe2+, các ion sắt hòa tan trong nước (Fe2+, FeSO4, Fe(HCO3)2,...) khiến cho nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh khó chịu.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Fe(III) có tính oxi hóa ở phản ứng

    Phản ứng chứng minh Fe(III) có tính oxi hóa là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng: 2FeCl3 + Mg → 2FeCl2 + Mg

    Số oxi hóa của sắt giảm từ +3 xuống +2

    FeCl3 thể hiện tính oxi hóa

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính khối lượng sắt thu được

    Hỗn hợp A gồm Fe và oxit sắt. Cho dòng khí CO dư đi qua 26 gam A nung nóng, khí sau phản ứng được dẫn vào bình được dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 44 gam kết tủa. Khối lượng sắt thu được là:

    Hướng dẫn:

    nCaCO3 = 0,44 mol

    CO2 + Ca(OH)2 ightarrow CaCO3\downarrow + H2O

    0,44 \leftarrow 0,44

    Bảo toàn C: nCO2 = nCO pư = 0,44 mol

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mA + mCO pư = mFe  + mCO2

    \Rightarrow mFe = mA + mCO pư - mCO2 = 26 + 0,44.28 - 0,44.44

    = 18,96 gam

  • Câu 20: Nhận biết
    Hợp chất của Fe vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử

    Hợp chất nào sau đây của Fe vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa?

    Hướng dẫn:

    Chất vừa có tính oxi hóa và tính khử là chất vừa có khả năng nhận và nhường electron.

    Trong các hợp chất Fe2O3, Fe(OH)3, Fe(NO3)3 nguyên tố Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 nên chỉ có tính oxi hóa.

    Trong FeO nguyên tố Fe có số oxi hóa trung gian là +2 nên vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo