Cuốn một sợi dây thép xung quanh một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép. Thanh kim loại đã dùng có thể là
Cuốn một sợi dây thép xung quanh một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép. Thanh kim loại đã dùng có thể là
Hợp kim của magie và sắt được dùng để bảo vệ mặt trong của các tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ. Có các nhận xét sau:
(1) Anot hi sinh để bảo vệ kim loại.
(2) Ion Mg2+ nhận electron để thành Mg.
(3) Tăng độ bền của hợp kim so với sắt nguyên chất.
(4) Làm xúc tác cho phản ứng crackinh.
(5) Tăng tuổi thọ của tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ.
Số vai trò của magie trong hợp kim này là:
Vai trò của magie: (1), (3), (5).
Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học:
(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.
(2) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi - khử.
(3) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.
(4) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
Các phát biểu đúng là (1); (2).
Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
Trên cửa của các đập nước bằng thép (là hợp kim của Fe và C) thường gắn thêm Zn mỏng làm kim loại hi sinh để bảo vệ sắt.
Vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe và có tốc độ ăn mòn chậm
Tấm thép được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa
Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
Zn hoạt động hóa học mạnh hơn đóng vai trò anot (cực âm) và bị oxi hóa.
Khi một đồng xu bằng Cu rơi xuống sàn tàu biển làm bằng thép, một thời gian sau, tàu đó bị thủng tại chính nơi có đồng xu đó. Hãy cho biết, kết luận nào sau đây đúng?
Do Cu và Fe tạo thành 1 cặp pin điện hóa, trong đó Fe là cực âm bị ăn mòn, Cu là cực dương.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên sắt vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên sắt vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên sắt vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Cho lá kẽm vào dung dịch HCl.
(6) Cho lá đồng vào dung dịch Fe(NO3)3 và HCl.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là:
+ Các điện cực phải khác nhau về mặt bản chất, tức là có 2 cặp kim loại khác nhau hoặc cặp phi kim với kim loại.
+ Các điện cực cần phải có sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn.
+ Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Như vậy các thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa: (2), (4).
Thí nghiệm (2): hai điện cực Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li (dung dịch Cu(NO3)2).
Thí nghiệm (4): hai điện cực Ni và Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li (không khí ẩm).
Các thí nghiệm (1), (3), (5), (6) xảy ra ăn mòn hóa học.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lượng dư Mg vào dung dịch FeCl3.
(b) Nhúng hai thanh kim loại Al và Cu (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Nhúng dây Zn vào dung dịch chứa HCl có cho thêm ít giọt dung dịch CuSO4.
(d) Đế miếng gang trong không khí ẩm.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra cả hai hiện tượng ăn mòn kim loại là:
(a) Ăn mòn điện hóa: Cặp điện cực Mg-Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li.
Ăn mòn hóa học:
Mg + 2FeCl3 → 2FeCl2 + MgCl2
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
(b) Ăn mòn điện hóa: Cặp điện cực Al-Cu tiếp xúc gián tiếp với nhau qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li.
Ăn mòn hóa học: 2Al + 3H2SO 4 → Al2(SO4)3 + 3H2
(c) Ăn mòn điện hóa: Cặp điện cực Zn-Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li.
Ăn mòn hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
(d) Ăn mòn điện hóa: Cặp điện cực Fe-C tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li (không khí ẩm).
Ăn mòn hóa học: Miếng gang bị các chất trong không khí oxi hóa trực tiếp.
Tôn là sắt được tráng
Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:
Do Fe có tính khử lớn hơn Sn, đủ điểu kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa nên Fe sẽ bị ăn mòn điện hóa.
Khí nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?
Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học nên không gây ra sự ăn mòn.
Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong
Natri là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh nên rất dễ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, đặc biệt vào những ngày thời tiết ẩm ướt, sẽ rất dễ xảy ra phản ứng hóa học, nên việc bảo quản natri trong dầu hỏa sẽ giúp tránh được các tình trạng trên.
Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
Các quá trình xảy ra như sau :
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Khi đó xảy ra ăn mòn điện hóa tốc độ thoát khí tăng.
Để một vật làm bằng hợp kim Mg-Cu trong không khí ẩm, quá trình xảy ra ở cực âm là:
Anot (-): xảy ra quá trình oxi hóa magie.
Mg → Zn2+ +2e
Catot (+): xảy ra quá trình khử oxi.
O2 + H2O +4e → 4OH-
Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường
Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng, bền vững. Lớp oxit này bảo vệ các đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước.
Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Không tạo thành 2 điện cực mới nên không xảy ra ăn mòn điện hóa
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Ag sinh ra bám vào thanh Cu, hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li nên xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.
Kim loại đồng không phản ứng với dung dịch CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4
Một vật bằng Fe tráng Zn đặt trong không khí ẩm. Nếu có những vết xây sát sâu đến bên trong thì vật sẽ bị ăn mòn điện hóa. Quá trình này xảy ra ở cực âm là:
Vật được xem là hợp kim Zn– Fe trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan oxi) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa, Zn là kim loại hoạt động hơn sẽ bị oxi hóa (bị ăn mòn).
Tại anot () xảy ra quá trình:
Zn → Zn2+ + 2e.
Tại catot (+) xảy ra quá trình:
2H2O + O2 + 4e → 4OH-.
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại bằng Zn, vì:
Zn có tính khử mạnh hơn Fe, Zn sẽ bị ăn mòn thay cho Fe (phương pháp điện hóa).
Cho các hợp kim sau: Mg-Zn (1), Al-Zn (2), Fe-Zn (3), Zn-Cu (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa là:
Kim loại có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn trước mà Zn đứng trước Fe và Cu trong dãy điện hóa kim loại nên:
Pin điện mà Zn bị ăn mòn trước là (2) và (3).
Sự ăn mòn kim loại không phải là
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường
Kim loại bị oxi hóa thành các ion dương.