Luyện tập Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (tiếp)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của Saccarozơ

    Saccarozơ và glucozơ đều có

    Hướng dẫn:

    Cả saccarozo và glucozo đều có nhiều nhóm OH đính vào các C cạnh nhau nên đều phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh làm.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính hiệu suất phản ứng thủy phân

    Thuỷ phân 32,4 gam xenlulozơ trong môi trường axit, sau một thời gian phản ứng trung hoà axit bằng kiềm, lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 32,4 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là:

    Hướng dẫn:

     Sơ đồ phương trình phản ứng

    (C5H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg

    nAg = 0,3 mol

    ntinh bột = 1/2. nAg = 0,15 mol

    ⇒ mtinh bột = 0,15. 162 = 24,3 gam

    H% = 24,3 : 32,4 . 100% = 75%

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính số mol Ag thu được

    Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ 1 thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu đc là?

    Hướng dẫn:

    Hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là

    n = (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.

    Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là

    nmantozo dư = 0,01.25% = 0,0025 mol.

    Sơ đồ phản ứng:

    C12H22O11 → 2C6H12O6 → 4Ag (1)

    0,0225                    →          0,09 

    C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)

    0,0025                      →           0,005

    Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.

    Từ sơ đồ phương trình (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là

    nAg = 0,09 + 0,005 = 0,095 mol.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tìm phát biểu chưa chính xác
    Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác:
    Gợi ý:

    Polisaccarit là cacbohiđrat khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.

  • Câu 5: Nhận biết
    Xác định hai chất đồng phân của nhau

    Hai chất đồng phân của nhau là

    Hướng dẫn:

     Fructozơ và glucozơ đều có công thức phân tử là C6H12O nên là đồng phân của nhau.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính số mắt xích (C6H10O5) trung bình có trong một phân tử

    Phân tử khối trung bình của xenlulozơ tạo thành sợi đay là 5900000 đvC, sợi bông là 1750000 đvC. Tính số mắt xích (C6H10O5) trung bình có trong một phân tử của mỗi loại xenlulozơ đay và bông?

    Hướng dẫn:

    M(C6H10O5) = 162.

    Số mắt xích sợi đay = 5900000/162 = 36420.

    Số mắt xích sợi bông = 1750000/162 = 10802.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính chất chung của glucozơ, saccarozơ và fructozơ

    Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây?

    Hướng dẫn:
    • Cả ba dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
    • Dung dịch saccarozơ không có nhóm CHO nên không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo kết tủa.
    • Fructozơ và glucozơ là đường đơn nên không tham gia phản ứng thủy phân.
  • Câu 8: Vận dụng cao
    Xác định công thức cacbohiđrat

    Đốt cháy hoàn toàn 0,342 gam một cacbohiđrat M. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,4 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,326 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 0,4 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của M là :

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức tổng quát của M là Cn(H2O)m.

    Phương trình phản ứng

    Cn(H2O)m + nO2 nCO2 + mH2O (1)

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

    2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)

    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O (4)

    Theo phương trình phản ứng (2):

    nCO2 (pư) = nCaCO3 = 0,004 mol

    Theo phương trình phản ứng (3), (4):

    nCO2 (pư) = 2.nCa(HCO3)2 = 2.nCaCO3 = 0,008 mol

    Tổng số mol CO2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ là.

    nCO2 = 0,004 + 0,008 = 0,012 mol

    Ta có: mdd tăng = mCO2 + mH2O - mCaCO3

    => mH2O = mdd tăng + mCaCO3 - mCO2

    = 0,326 + 0,4 - 0,012.44 = 0,198 gam

    ⇒ nH2O = 0,011 mol

    Xét tỉ lệ: n : m = 0,012 : 0,011 = 12 : 11

    Vậy công thức phân tử của M là C12(H2O)11 hay C12H22O11.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính thể tích dung dịch ancol thu được

    Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%. Nếu đem pha loãng ancol đó thành ancol 40o (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/cm3) thì thể tích dung dịch ancol thu được là

    Hướng dẫn:

    Tinh bột (C6H10O5)n → nGlucozơ (C6H12O6) → 2nC2H5OH + 2nCO2

    mtinh bột = 1.1000.0,95 = 950 kg

    {\mathrm n}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{950}{162\mathrm n}\mathrm{kmol}

    nancol = 2ntinh bột .85%.85% 

              =\;2\mathrm n.\frac{950}{162\mathrm n}.0,85.0,85\;(\mathrm{kmol})

              = 8,4737 kmol

    \Rightarrow mancol = 8,4737.46.1000 = 389793,2 gam

    \Rightarrow Vancol nguyên chất = 389793,2/0,8 = 487241,5 cm3 = 487241,5 ml

    Pha loãng thành ancol 40o ta có:

    {\mathrm m}_{\mathrm{dd}\hspace{0.278em}\mathrm{ancol}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{487241,5.100}{40}\hspace{0.278em}

                     = 1218104 ml =1218,104 lít 

  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định tên gọi cuả chất X

    Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là:

    Hướng dẫn:

    - Fructozơ và saccarozơ ở điều kiện thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng.

    - Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bột có mạch phân nhánh, là chất rắn vô định hình không tan trong nước nguội, trong nước nóng (khoảng 65oC) tạo thành dung dịch keo (gọi là hồ dán).

    - Xenlulozơ ở điều kiện thường là chất rắn, dạng sợi màu trắng, phân tử có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn vì được cấu tạo từ các mắc xích β – glucozơ nên khi thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ.

    Vậy chất rắn X cần tìm là xenlulozơ.

  • Câu 11: Nhận biết
    Tính chất hóa học của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ

    Saccarozo, tinh bột, xenlulozo đều có thể tham gia vào phản ứng:

    Gợi ý:

     Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính số phát biểu sai

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức phân tử (C6H10O5)n.

    (2) Dùng dung dịch nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

    (3) Dùng phản ứng tráng gương để phân biệt mantozơ và saccarozơ.

    (4) Tinh bột do các gốc fructozơ tạo ra.

    (5)  Amilopectin có cấu trúc dạng mạch không phân nhánh. 

    Số phát biểu sai là:

    Hướng dẫn:

     (1) Sai vì chúng đều có công thức phân tử dạng (C6H10O5)n, nhưng giá trị n của xenlulozơ lớn hơn rất nhiều so với tinh bột nên chúng không phải đồng phân của nhau.

    (2) Đúng vì glucozơ có nhóm chức anđehit nên có thể thể tham gia phản ứng làm mất màu nước brom, fructozơ do không có nhóm này thay vào đó là nhóm chức xeton nên không xảy ra hiện tượng.

    (3) Đúng vì mantozơ có phản ứng tráng gương tạo kết tủa bạc, còn saccarozơ không có phản ứng này.

    (4) Sai vì tinh bột do các gốc glucozơ tạo ra.

    (5) Sai vì amilopectin có cấu tạo phân nhánh.

  • Câu 13: Nhận biết
    Chất được dùng để tẩy trắng nước đường

    Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản đường saccarozơ từ cây mía là:

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính chất vật lí

    Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần: glucozơ, fructozơ, saccarozơ

    Gợi ý:

    Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần là Glucozơ < saccarozơ < fructozơ.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nhận biết nhiều chất

    Có bốn lọ mất nhãn, riêng biệt chứa: glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?

    Hướng dẫn:

    Dùng Cu(OH)2/OH- để nhận biết ta có:

    - Ancol etylic không phản ứng \Rightarrow Không có hiện tượng

    - Axit axetic tạo dung dịch màu xanh lam.

    - Glixerol tạo phức xanh đặc trưng.

    - Glucozơ tạo phức xanh đặc trưng ở điều kiện thường, khi đun nóng thì tạo kết tủa đỏ gạch.

  • Câu 16: Nhận biết
    Lên men glucozơ

    Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

    Gợi ý:

    {\mathrm C}_6{\mathrm H}_{12}{\mathrm O}_6\;\xrightarrow[{30-35^\circ\mathrm C}]{\mathrm{enzim}}\;2{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;+\;2{\mathrm{CO}}_2

  • Câu 17: Thông hiểu
    Phân biệt các dung dịch glucozơ; saccarozơ và hồ tinh bột

    Để phân biệt các dung dịch glucozơ; saccarozơ và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?

    Hướng dẫn:

     

    Thuốc thửGlucozơSaccarozơHồ tinh bột
    Cu(OH)2Phức xanh lamPhức xanh lamKhông hiện tượng
    AgNO3/NH3Kết tủa tráng bạcKhông hiện tượngKhông hiện tượng
  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định gluxit X

    Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một loại gluxit X thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. X là chất nào trong số các chất sau?

    Hướng dẫn:

     nCO2 = 0,03 mol \Rightarrow nC = 0,3 mol

    nH2O = 0,005 mol \Rightarrow nH = 0,01 mol

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm O}=\;\frac{0,9-0,03.12-0,06.1}{16}=0,03\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow nC:nH:nO = 0,03:0,06:0,03 = 3:6:3

    Vậy CTPT của X là (CH2O)n

    Vậy chỉ có glucozơ thõa mãn.

  • Câu 19: Vận dụng
    Các nhận xét đúng về cacbohiđrat

    Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:

    (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân.

    (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

    (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

    (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc α- glucozơ.

    (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.

    Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:

    Hướng dẫn:

    (1) Đúng.

    (2) Sai vì saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.

    Chú ý với fructozơ cũng không có phản ứng tráng bạc tuy nhiên trong môi trường NH3 nó chuyển thành glucozơ nên có phản ứng tráng bạc.

    (3) Sai vì tinh bột và xenlulozơ có công thức phân tử là (C6H10O5)n tuy nhiên hệ số n của tinh bột nhỏ hơn của xenlulozơ nên chúng không phải đồng phân của nhau.

    (4) Sai vì phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.

    (5) Sai vì thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit cho glucozơ.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Các chất vừa có phản ứng tráng bạc vừa có khả năng làm mất màu nước brom

    Trong các gluxit: glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ có bao nhiêu chất vừa có phản ứng tráng bạc vừa có khả năng làm mất màu nước brom?

    Hướng dẫn:

     Các chất vừa có phản ứng tráng bạc vừa có khả năng làm mất màu nước brom là glucozơ và mantozơ. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 881 lượt xem
Sắp xếp theo