Đề Ôn tập Hóa 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Sắp xếp tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần

    Sắp xếp tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần.

    Hướng dẫn:

     Ta có dãy điện hóa:

    \frac{\mathrm{Zn}^{2+}}{\mathrm{Zn}};\;\frac{\mathrm{Fe}^{2+}}{\mathrm{Fe}};\;\frac{\mathrm{Ni}^{2+}}{\mathrm{Ni}};\;\frac{\mathrm{Sn}^{2+}}{\mathrm{Sn}};\frac{\mathrm{Pb}^{2+}}{\mathrm{Pb}};\frac{\mathrm{Ag}^+}{\mathrm{Ag}};\frac{\mathrm{Au}^{3+}}{\mathrm{Au}}

    Tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần là Au < Ag < Pb < Ni < Fe < Zn

  • Câu 2: Nhận biết
    Chất không có tính lưỡng tính

    Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

    Hướng dẫn:

      Cr(OH)2 chỉ có tính bazơ, không có tính lưỡng tính. 

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tìm trị số của x

    Đem nung nóng hỗn hợp A gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hoà tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:

    Hướng dẫn:

     Quy đổi hỗn hợp Y về x mol Fe, 0,15 mol Cu và y mol O

    \Rightarrow 56x + 0,15.54 + 16y = 63,2                         (1)

    Quá trình nhường e:

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\mathrm{Fe}\;+\;3\mathrm e

      x      ightarrow         3x

    \overset0{\mathrm{Cu}\;}\;ightarrow\overset{2+}{\mathrm{Cu}}\;+2\mathrm e

    0,15      ightarrow       0,3      

    Quá trình nhận e:

    \overset0{\mathrm O}\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\;\overset{-2}{\mathrm O}

    y    ightarrow  2y

    \overset{+6}{\mathrm S}\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm S}

    Bảo toàn electron:

    3x + 0,3 = 2y + 0,3.2                                      (2)

    Từ (1) và (2) ta được: x = 0,7; y = 0,9 

  • Câu 4: Nhận biết
    Ứng dụng của các hợp chất của kẽm

    X là một hợp chất của Zn thường được dùng trong y học, với tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,.... Chất X là

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xử lý nước thải của các ion kim loại nặng

    Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    - Để xử lí nước thải có chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... người ta sử dụng dung dịch kiềm, khi đó phản ứng sẽ xảy ra và hình thành các kết tủa hiđroxit của kim loại nặng, từ đó ta lọc bỏ kết tủa đi.

    - Lý do sử dụng Ca(OH)2 mà không sử dụng KOH hoặc NaOH vì Ca(OH)2 giá thành rẻ (mua CaO ngoài thị trường sau đó cho tác dụng với H2O thu được Ca(OH)­2), dễ sử dụng và phổ biến hơn so với KOH (NaOH).

  • Câu 6: Nhận biết
    Ăn mòn điện hóa

    Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

    Hướng dẫn:

     Sn có tính khử lớn hơn Pb nên chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.

  • Câu 7: Vận dụng
    So sánh m1 và m2

    Cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch có chứa m1 gam muối. Mặt khác, cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dung dịch có chứa m2 gam muối. So sánh m1 và m2.

    Hướng dẫn:

    Fe dư + H2SO4 loãng:

    Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

    nFe2+ = nH2 = V/22,4

     {\mathrm m}_1\;=\;{\mathrm m}_{\mathrm{FeSO}4}\;=\;\frac{\mathrm V}{22,4}.152

    Cho Fe + H2SO4 đặc, nóng:

    2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

    nFe2(SO4)3 = 1/3.nSO2 = 1/3.(V/22,4) 

    \Rightarrow m2 = mFe2(SO4)3 = 1/3.(V/22,4).400 

    \Rightarrow{\mathrm m}_2\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{\mathrm V}{22,4}.133,33

    \Rightarrow m1 > m2

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính phần trăm đồng vị 65Cu

    Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 65Cu là

    Hướng dẫn:

     Gọi phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị 63Cu và 65Cu lần lượt là x và y (%)

    → x + y = 100 (1)

    Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54.

    \frac{63x+65y}{100} = 63,54 (2)

    Từ (1) và (2) ta được x = 73 và y = 27.

  • Câu 9: Nhận biết
    Ứng dụng của crom

    Crom được dùng để mạ và bảo vệ kim loại vì

    Hướng dẫn:

     Crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ vì vậy người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép chống gỉ

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính phần trăm khối lượng oxit sắt

    Khử hoàn toàn 28 gam hỗn hợp X gồm MgO, Fe3O4 bằng H2 dư, thu được hỗn hợp chất rắn. Hoà tan hoàn toàn chất rắn thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc tách kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của MgO, Fe3O4 lần lượt là x, y. Ta có sơ đồ sau:

    \left.\begin{array}{r}\mathrm{MgO}:\;\mathrm x\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{Fe}}_3{\mathrm O}_4:\;\mathrm y\;\mathrm{mol}\end{array}ight\} +\;\xrightarrow{{\mathrm H}_2}\;\left\{\begin{array}{l}\mathrm{MgO}\\\mathrm{Fe}\end{array}ight.\xrightarrow{+\mathrm{HCl}}\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{MgCl}}_2\\{\mathrm{FeCl}}_2\end{array}ight.+\xrightarrow{\mathrm{NaOH}}\left\{\begin{array}{l}\mathrm{Mg}{(\mathrm{OH})}_2\\\mathrm{Fe}{(\mathrm{OH})}_2\end{array}ight. ightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{MgO}:\;\mathrm x\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3:\;\frac32\mathrm y\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

     

    Bảo toàn các nguyên tố Mg và Fe ta có:

    \left\{\begin{array}{l}40\mathrm x\;+\;232\mathrm y\;=\;28\\40\mathrm x\;+\;\frac32\mathrm y.160\;=\;28,8\end{array}ight.  \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}x\;=\;0,12\\y\;=\;0,1\end{array}ight.

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{{\mathrm{Fe}}_3{\mathrm O}_4}\;=\;\frac{0,1.232}{28}.100\%\;=\;82,86\%

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

     \left.\begin{array}{r}\mathrm{Fe}\\{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3\end{array}ight\}\;\xrightarrow{+\mathrm{HCl}\;\mathrm{dư}} \left\{\begin{array}{l}{\mathrm{FeCl}}_2\\{\mathrm{FeCl}}_3\end{array}ight.\xrightarrow{+\mathrm{NaOH}\;\mathrm{dư}} \left\{\begin{array}{l}\mathrm{Fe}{(\mathrm{OH})}_2\\\mathrm{Fe}{(\mathrm{OH})}_3\end{array}ight.\xrightarrow{\mathrm{nung}}\;{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3

    Bảo toàn nguyên tố Fe:

    nFe(chất rắn) = nFe bđ + 2nFe(Fe2O3 bđ) = 0,2 + 0,1.2 = 0,4 mol

    \Rightarrow nFe2O3 sau = 0,2 mol

    \Rightarrow m = 0,2.160 = 32 gam

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Có các phát biểu sau:

    1. Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

    2. Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5.

    3. Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

    4. Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Các phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    - Các phát biểu: 1,2,3 đúng.

    - Phát biểu 4 sai vì công thức của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng Cu và Ag

    Hòa tan 3 gam hợp kim Cu-Ag trong dung dịch HNO3 loãng, dư tạo ra được 7,34 gam hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Phần trăm Cu và Ag trong hợp kim lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của Cu và Ag là a và b (mol):

    Ta có:

    mhh = 64a + 108b = 3                  (1)

    mmuối = mCu(NO3)2 + mAgNO3

    = 188a + 170b = 7,34                   (2)

    Từ (1) và (2) ta có a = 0,03; b = 0,01

    \Rightarrow\;\%{\mathrm m}_{\mathrm{Cu}}\;=\;\frac{64.0,03}3.100\%\;=\;64\%

    \Rightarrow %mFe = 100% - 64% = 36%

  • Câu 14: Nhận biết
    Ăn mòn điện hóa

    Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

    Gợi ý:

     Sn có tính khử lớn hơn Pb nên chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa

  • Câu 15: Thông hiểu
    Các oxit tác dụng với dung dịch bazơ, axit

    Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    CrO3 có tính oxi hóa mạnh, là oxit axit nên có khả năng tác dụng với bazơ.

    CrO có tính khử, là oxit bazơ nên có khả năng tác dụng với axit.

    Cr2O3 là oxit lưỡng tính tác dụng được với dung dịch axit và kiềm đặc.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tính độ giảm khối lượng dung dịch

    Cho 0,1 mol FeCl3 vào dung dịch Na2CO3 có dư, độ giảm khối lượng dung dịch là:

    Hướng dẫn:

    2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl

    nFe(OH)3 = 0,1 mol

    \Rightarrow nCO2 = 0,1.3/2 = 0,15 mol
    Độ giảm khối lượng dung dịch:

    mFe(OH)3 + mCO2 = 0,1.107 + 0,15.44 = 17,3 gam

  • Câu 17: Thông hiểu
    Xác định kết tủa thu được

    Cho hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và ZnO vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng (dư) vào Y thu được kết tủa là

    Hướng dẫn:

    Vì dung dịch có H+ và NO3- nên

    3Fe2+ + NO3 + 4H+→ 3Fe3+ + NO + 2H2O

    Do NaOH dư nên kết tủa Zn(OH)2 bị tan hết. Do đó, kết tủa chỉ có Fe(OH)3

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính thể tích khí NO2

    Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng với oxi dư, thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm 3 chất Fe, Fe3O4 và Fe2O3. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2. Thể tích khí NO2 ở đktc là:

    Hướng dẫn:

    Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O:

    nFe = 0,1 mol

    mO = 7,36 - 5,6 = 1,76 gam \Rightarrow nO = 0,11 mol

    X tác dụng với HNO3 đặc nóng dư thu được NO2:

    Bảo toàn e:

    3nFe = 2nNO + nNO2 

    \Rightarrow 0,1.3 = 0,11.2 + nNO2 

    \Rightarrow nNO2 = 0,08 mol 

    \Rightarrow VNO2 = 1,792 lít

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính thành phần phần trăm khối lượng

    Ngâm 15 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong thu được 16 gam chất rắn. Thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu tương ứng là:

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng:

    Fe + CuSO4 ightarrow FeSO4 + Cu

    mtăng = (64 - 56).a = 16 - 15

    ⇒ a = 0,125 mol

    nFe = 0,125 ⇒ nCu = (15-56.0,125)/64 = 0,125 mol

    Thành phần phần trăm theo khối lượng:

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}\;=\;\frac{56.0,125}{15}.100\%\;=\;46,67\%

    ⇒ %mCu = 100 - 46,67% = 53,33%

  • Câu 20: Nhận biết
    Ion vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

    Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

    Hướng dẫn:

     Cr có cấu hình e: [Ar]3d54s1

    Do đó trong các hợp chất, crom có oxi hóa biến đổi từ +1 đến +6. Phổ biến hơn cả là các số oxi hóa +2, +3, +6. Do đó Cr3+ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo